9 nhạc cụ độc đáo và hiếm thấy trên thế giới
Đã bao giờ bạn nhìn thấy chiếc đàn ghi-ta có 3 “đầu”, chiếc kèn bằng cà-rốt hay một nhạc công chơi nhạc không cần chạm vào đàn chưa? Những hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn tin điều đó là có thật.
Chiếc đàn kỳ lạ này do Linda Manzer thiết kế, lấy cảm hứng từ bức họa lập thể của nhà danh họa thế kỷ 20, Pablo Picasso. Đó là lý do vì sao chiếc đàn có cái tên Pikasso.
Pikasso có cấu tạo đặc biệt với 42 dây, 4 cổ với 2 lỗ âm thanh. Tác giả đã phải mất 2 năm để hoàn thành loại nhạc cụ này, chiếc đàn nặng khoảng 6,7kg. Chỉ nhìn ảnh cũng đủ thấy chơi được chiếc đàn này không hề dễ.
Benjamin Franklin đã thiết kế và hoàn thành chiếc Armonica này vào năm 1761. Người ta cũng gọi nó với các tên khác nhau như: Armonica, Bowl Organ hay Hydrocrystalophone.
Cấu tạo chiếc Armonica gồm 37 chiếc bát thủy tinh có kích thước khác nhau, đặt nằm ngang trên một thanh trục kim loại và quay chậm nhờ đòn bẩy. Người chơi chỉ cần dùng các ngón tay ướt chạm vào các bát thủy tinh để chơi nhạc.
Ưu điểm đáng kể nhất của nhạc cụ này là người chơi có thể sử dụng cả 10 nốt nhạc cùng lúc.
Đây là nhạc cụ điện tử đầu tiên trên thế giới, do Leon Theremin, một nhà phát minh người Nga sáng chế vào năm 1920.
Điểm đặc biệt của nhạc cụ này là nó có thể phát ra âm thanh mà không cần dùng bất cứ thứ gì để chạm vào. Theremin có hai bộ dao động tần số vô tuyến điện và hai ăng ten kim loại.
Người biểu diễn di chuyển bàn tay của mình trong dải sóng vô tuyến để chơi nhạc. Khoảng cách đến tay người chơi đến một ăng ten sẽ quyết định độ cao của âm trong khi khoảng cách đến ăng ten còn lại sẽ quyết định âm lượng.
Thật lạ kỳ khi ai đó nói: rau quả cũng có thể làm nhạc cụ. Thực tế là các nhạc công rau quả Viena đã sử dụng rau quả tươi để chơi nhạc trong các buổi hòa nhạc trên toàn thế giới.
Nhóm nhạc thính phòng này thường mua rau quả tươi rồi cắt gọt chúng thành hình dạng các nhạc cụ. Sau khi kết thúc buổi hòa nhạc, khán giả thường được thưởng thức những món súp rau quả tươi ngon.
Đây là nhạc cụ lớn nhất thế giới, nằm ở hang động Luray, Virginia, Hoa Kỳ. Nhạc cụ này sử dụng cả diện tích hơn 14.000 mét vuông xung quanh để tạo ra những giai điệu du dương. Năm 1954, một nhà toán học và khoa học điện tử có tên Leland W. Sprinkle tại lầu Năm Góc đã thiết kế chiếc đàn này và phải mất 3 năm để hoàn thành.
Nhạc cụ độc đáo này sử dụng búa cao su mềm để gõ lên các nhũ đá có độ dài và chiều dày khác nhau. Người chơi có thể chơi tổng cộng 37 nhũ đá khác nhau với chiếc đàn này.
Sharpsichord là một nhạc cụ phức tạp và độc đáo sử dụng năng lượng mặt trời, do nhà điêu khắc Henry Dagg thiết kế. Ông đã mất 2 năm để hoàn thành loại nhạc cụ này.
Chiếc đàn chứa tổng cộng 11 xi lanh với 11.520 lỗ, nhạc sĩ dùng ghim cắm vào các lỗ đó để tạo ra âm thanh. Bất kỳ ai cũng có thể chơi nhạc ở cả mặt trước và mặt sau của nhạc cụ và tạo ra những bản nhạc của riêng họ.
Singing Ringing Tree là một tác phẩm điêu khắc kiêm nhạc cụ ở Pennine Hills (Anh), do hai kiến trúc sư Mike Tonkin và Anna Liu hoàn thành năm 2006. Nhạc cụ này dài 3m, được làm bằng các ống mạ kẽm có chiều dài và kích thước khác nhau, xếp theo kiểu xoắn ốc có nhiều lỗ.
Ðàn cây Singing Ringing phát âm thanh khi gió thổi vào đầu ống dẫn qua các lỗ. Tác phẩm tuyệt vời này đã nhận được giải thưởng của Viện kiến trúc Hoàng gia Anh
Nhạc cụ đáng kinh ngạc lấy theo tên chúa tể đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp. Nó còn có tên gọi khác là Singing Tesla Coils hoặc Thoremin.
Ðàn Zeusaphone được làm từ các cuộn dây Tesla. m thanh được tạo ra bằng cách điều chỉnh các tia điện phát ra gợi nhớ đến những trận chiến sấm sét trong thần thoại Hy Lạp.
Hydraulophone do Steve Mann sáng chế là một trong số các nhạc cụ kỳ lạ sử dụng nước để tạo ra âm nhạc. Hydraulophone sử dụng các lỗ để tạo ra m nhạc. m thanh sẽ phát ra khi nước chảy qua một hoặc nhiều lỗ bị chặn lại.
Chơi Hydraulophone cũng giống như chơi piano. Nghệ sĩ phải ngồi trong vòng ống nước nóng khi chơi nhạc. Một phiên bản lớn của Hydraulophone đang được đặt tại Trung tâm Khoa học Ontario.
Nguyễn Tâm (Theo Topbestreporter)