Sáng kiến cộng đồng

View Original

Dùng nhịp tim để bảo mật hồ sơ bệnh án

Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra một cách hiệu quả để bảo mật những bệnh án sức khỏe - mã hóa bằng chính nhịp tim của bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu nhịp tim làm chìa khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu, bởi nhịp tim này của mỗi người là duy nhất.

Phương pháp mới này đang được nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Binghamton và trường State, Mỹ nghiên cứu.

Chi phí và độ phức tạp khiến cho các giải pháp bảo mật truyền thống khó áp dụng cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa và di động. Các mô hình chăm sóc di động đó sẽ thay thế dần các phòng khám kiểu cũ, nên chúng tôi muốn tìm một giải pháp hữu hiệu, tiện dụng và rẻ hơn để bảo vệ dữ liệu", Zhanpeng Jin, nghiên cứu sinh ở đại học Binghamton nói.

Hiện tại, phương pháp phổ dụng để ngăn ngừa các hacker ăn cắp các hồ sơ bệnh án điện tử đó là khóa mã hoặc mã hóa dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều đắt, tốn thời gian và yêu cầu năng lực xử lý máy tính.

Nhưng Jin và đồng nghiệp đang thử nghiệm mã hóa hồ sơ của bệnh nhân bằng dữ liệu nhịp tim lấy từ máy ghi điện tim (ECG). Cảm biến sinh học của ECG gắn lên da, đo nhịp tim và biến thành khóa mã hóa của file dữ liệu.

Tín hiệu ECG là một thông số sinh lý học rất phổ biến và quan trọng. Nó được phân tích để hiểu được sức khỏe của bệnh nhân. Chúng tôi tận dụng luôn tín hiệu ECG cho việc mã hóa dữ liệu. Bằng cách này, tính an toàn và riêng tư của dữ liệu được nâng cao mà không tốn thêm quá nhiều chi phí”, Jin nói.

Nhịp tim này cũng sẽ chính là mật khẩu để truy cập vào hồ sơ bệnh án của mỗi người.

Một vấn đề hiện nay là nhịp tim của mỗi người cũng không ổn định, bị ảnh hưởng bởi thời gian, tuổi tác, sức khỏe. Nhóm nghiên cứu vẫn đang làm việc để giải quyết vấn đề này.

Ý tưởng sử dụng nhịp tim để mã hóa những thông tin điện tử không phải là mới. Năm 2015, Halifax đã thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm cho những khách hàng trực tuyến sử dụng vòng tay Nymi.

Nymi có khả năng đọc nhịp tim của người đeo, thứ được xem là độc nhất vô nhị của con người, giống như dấu vân tay, dùng để xác định bạn là ai.

Trong Nymi có cài một cảm biến có thể kiểm tra được người dùng đang ở đâu. Và khi người đeo Nymi ở gần với thiết bị bảo mật, máy sẽ tự động xác định danh tính và mở khóa tài khoản.

Nymi chỉ hoạt động với nhịp tim của những bệnh nhân đã đăng kí trước trong hệ thống. Điều đó có nghĩa là dù vòng tay bị đánh cắp, người khác cũng không thể “đột nhập” vào để lấy thông tin.

Bích Trâm (DailyMail)