8 mục tiêu năm mới độc đáo bạn có thể thử...
… cho 365 ngày hứng khởi và thành công.
Cứ mỗi một năm qua đi, bạn lại đặt ra cho mình những ý định để thúc giục bản thân phấn đấu cho năm tiếp theo. Không may thay, chúng thường lại là những ý định… thất bại của các năm trước: giảm cân, ăn uống điều độ hơn, làm việc ít và nghỉ ngơi nhiều,...
Cảm giác tội lỗi xen lẫn với sự chán nản len lỏi trong tâm trí bạn: chán nản vì chỉ có bấy nhiêu mục tiêu cũ rích đặt ra, và tội lỗi vì rốt cuộc sau vài ngày đầu năm, bạn vẫn không thể duy trì thực hiện những mục tiêu cũ rích đó.
Trong bối cảnh ấy, những quyết tâm “chưa từng đặt ra” dường như sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa hơn. Sau đây là 8 gợi ý mục tiêu năm mới từ các diễn giả trong loạt hội thảo Technology, Entertaiment, Design (thường được biết đến với cụm từ viết tắt TED).
Hầu hết chúng ta đều né tránh những người có suy nghĩ hay hành xử khác với chúng ta, để rồi chúng ta chỉ chằm chằm vào những khác biệt giữa ta và họ mà quên đi mặt tốt trong tính cách của họ. Lời khuyên ở đây là: nếu bạn phán xét hay có định kiến về một người nào đó chỉ vì bất đồng quan điểm, hãy mời người đó đi ăn trưa.
Khi thực hiện lời khuyên trên, cả hai bên đều có sự tôn trọng lẫn nhau - không ai trong số họ cố gắng thay đổi người kia, nhưng họ cũng không giả vờ rằng mọi khác biệt sẽ biến mất chỉ sau một bữa ăn; thay vào đó, họ bước đầu làm hoà với nhau và lờ đi cảm giác “không ưa nhau” diễn ra tự nhiên.
Dù vậy, vẫn có một vài ‘luật lệ’ để giúp những bữa trưa kiểu này diễn ra tốt đẹp: hãy đảm bảo không có ai sẽ thuyết phục người kia, tự bảo vệ quan điểm của mình, hoặc chen ngang câu chuyện trên bàn ăn - mỗi người nên có thái độ muốn tìm hiểu, trò chuyện thoải mái, chân thật, và quan trọng nhất là sẵn sàng lắng nghe.
Ý tưởng đằng sau quyết tâm năm mới này là: nếu bạn luôn bận bịu bù đầu với những suy nghĩ, bạn có thể lỡ mất những ý tưởng tuyệt vời nhất.
Khi bạn ở trạng thái nhàn rỗi, một mạng lưới có tên gọi “chế độ mặc định” sẽ được kích hoạt trong não. Chế độ mặc định giúp bạn liên kết những ý tưởng rời rạc, giải quyết những vấn đề hóc búa nhất, đồng thời lập ra “kế hoạch bản thân” - bạn hồi tưởng cuộc đời, nhớ lại những khoảnh khắc trọng đại, thuật lại câu chuyện của mình trong tiềm thức, đặt ra mục tiêu và những bước cần thiết để đạt mục tiêu ấy.
Nghe có vẻ hứa hẹn cho công việc và cuộc sống đấy chứ! Vậy thì hãy dừng chơi Candy Crush và bỏ điện thoại xuống để có thời gian ngồi không nào.
Đôi khi, chỉ cần một lá thư cũng đủ để thay đổi cuộc đời của một người. Khi Marlon Peterson - hiện tại là một tác giả, một chuyên gia định hướng phát triển thanh thiếu niên, và là một nhà hoạt động vì công lí - đang ngồi tù, những lá thư có những câu chuyện và hình hoạt hoạ mà các em học sinh gửi cho anh đã giúp anh nhận ra giá trị của bạn thân, để rồi anh đem những lá thư ấy cho hai người bạn tù của mình đọc.
Giờ đây cả ba người họ đều là những tác giả có sách xuất bản, những người ủng hộ phòng chống bạo lực súng đạn, và là những nhà tiên phong trong các chương trình thanh thiếu niên.
Marlon cho biết: “Chương trình bạn qua thư đã giúp tôi trờ thành người như ngày nay - giúp tôi nhận ra khả năng của mình và nhận thức những đóng góp tôi có thể mang lại cho thế giới.”
Đây là một ý định khó thực hiện, nhưng ảnh hưởng của nó không hề nhỏ chút nào. Mỗi tháng hãy rủ một vài người bạn cùng viết thư gửi cho những tù nhân ở nhà tù địa phương. Những lời động viên của bạn sẽ truyền cảm hứng và hi vọng cần thiết để những người lầm lỡ làm lại cuộc đời.
Theo nhiều nhà tâm lý Jia Jang, một cách giúp ta vượt qua nỗi sợ bị từ chối chính là… tập quen với cảm giác hụt hẫng khi có ai đó hoặc một việc gì đó không chiều theo ý mình.
Jia Jang cho biết: “Cảm giác bị từ chối luôn làm tôi mệt đầu khi tôi cố gắng lảng tránh nó trước đây, và rồi tôi lại biến nó thành một lợi thế cho chính mình khi tôi tự đưa mình vào tình thế bị khước từ.”
Với mục tiêu năm mới này, bạn hãy liên tục dấn mình vào những tình huống mà bạn sẽ bị người khác gạt đi mong muốn của mình trong suốt 30 ngày liền - những tình huống này có thể là xin thêm nhân bánh mì kẹp thịt hay hỏi mượn tiền từ một người lạ. Cuối cùng, bạn sẽ miễn nhiễm với nỗi đau khi bị từ chối, vốn sẽ kìm hãm bạn hoàn thành ước nguyện của mình.
Khi nói về tác dụng của hành động này, diễn giả Kio Stark cho biết: “Khi bắt chuyện với người lạ, bạn không chỉ tạo nên những quãng ngắt thú vị cho cuộc sống thường ngày của bạn và đối phương, mà bạn cũng sẽ ngạc nhiên với những mối quan hệ mới và bất ngờ sau những lần bắt chuyện ấy.”.
Thật dễ (và cũng thật nhàm chán) khi cuốn vào lịch trình thường ngày của mình và quên đi những người xung quanh. Với lẽ đó, mục tiêu năm mới này sẽ là bắt chuyện với một người bạn chẳng hề quen biết - một người đứng đợi xếp hàng ở hiệu tạp hóa, một người bạn hay gặp trên chuyến xe buýt hay tàu điện đi làm buổi sáng, hay một vị phụ huynh nơi trường con bạn đang học.
Ngay cả những tương tác nhỏ nhoi như những câu “Xin chào!” hay “Bạn/Anh/Chị... hôm nay thế nào?” cũng đủ khiến ngày hôm ấy của bạn tươi sáng hơn và khiến cho đối phương cảm thấy được chú ý.
Rất nhiều những câu chuyện thành công bắt nguồn từ những ý tưởng mạo hiểm táo bạo. Bất chấp thực tế đó, chúng ta lại để nỗi sợ thất bại lấn át khát khao thử nghiệm của mình. Để thay đổi, chúng ta hãy làm bạn với nỗi sợ ấy - hãy nghĩ đến và ăn mừng tưởng nhớ một lần nào đó bạn làm hỏng việc, nếu rủ thêm một vài người bạn đến ‘chung vui’ thì càng tốt.
Mục tiêu năm mới như thế này sẽ giúp bạn thử nghiệm những ý tưởng xa vời nhất mà không bận tâm đến suy nghĩ của mọi người nếu như bạn không thành công. Đừng quen xem thử bạn sẽ thành công đến mức nào một khi bạn không còn lo lắng thất bại nữa nhé.
Khi nhà sản xuất truyền hình Shonda Rhimes quyết tâm đồng ý với mọi thứ trước đây làm cô lo lắng, cô đã mở rộng vùng an toàn của mình vượt ra ngoài sức tưởng tượng. Cô nói: “Việc làm những điều trước đây khiến tôi ngại ngùng đã làm nỗi sợ trong tôi biến mất. Cuộc đời tôi và bản thân tôi đã thay đổi sau những lần nói “Có” ấy.”
Mục tiêu năm mới này rất đơn giản: bạn chỉ cần dấn mình vào những thứ khiến bạn ngập ngừng từ trước đến nay. Đó có thể là bắt tay vào một dự án công việc mới, phát biểu trước tòa thị chính về một vấn đề mà bạn quan tâm, hay tham dự lớp kickboxing hãi hùng mà bạn của bạn vẫn thường rủ bạn đi cùng.
Đã bao giờ bạn đứng săm soi ở sạp hàng rau quả cho đến khi tìm được bó rau tươi xanh nhất hay nải chuối ít tì vết nhất có thể? Chính tâm lí mua rau quả như vậy đã dẫn đến cả tấn thực phẩm bị bỏ đi - trên thực tế là có đến ⅓ lượng thực phẩm của con người chuyển đến bãi rác thay vì nằm ngon lành trên bàn ăn. Theo nhà hoạt động xã hội Tristam Stuart, các thực phẩm bị bỏ đi “vẫn còn tươi tốt chứ không hề bị hỏng.”.
Vậy tại sao chúng ta không đặt quyết tâm chọn mua rau quả hơi không đẹp mắt một chút trong năm nay? Chúng vẫn ăn được, chỉ là có một vài vết thâm hay vài cái lá bị dập. Thực hiện điều này vừa khiến bạn tiết kiệm thời gian chọn lựa, vừa còn giúp tránh lãng phí thức ăn.
Quốc Huy