Sáng kiến cộng đồng

View Original

Cỗ máy biến rác thải thành nhiên liệu

See this content in the original post


Christofer Costes, kỹ sư điện và điện công nghiệp, người Puget-Theniers, miền Nam nước Pháp đã phát minh ra một cỗ máy vận hành như một chiếc lò phản ứng do có thể hun nóng những mẩu rác thải nhựa ở mức nhiệt 4500C và tạo ra một hỗn hợp chất lỏng chứa 65% dầu diesel có thể sử dụng cho máy phát điện hoặc những chiếc xuồng máy; 18% xăng có thể dùng để thắp sáng các bóng điện, 10% khí đốt để sưởi ấm và 7% còn lại là than hoàn toàn phù hợp với việc sản xuất bút chì và thuốc nhuộm.



Cỗ máy Chysalis ép mỗi kg chất thải nhựa thành 1 lít chất lỏng chứa xăng và dầu diesel.

“Cỗ máy hoạt động bằng cách phân nhiệt (tức là phân hủy rác thải nhựa bằng nhiệt độ cao). Quá trình này phá vỡ phân tử của nhựa và biến chúng thành các hydro carbon nhẹ hơn. Sau đó, chúng được dẫn vào tháp chưng cất và tại đây, chúng sẽ được đốt nóng một lần nữa để tách thành dầu diesel, xăng và trên đỉnh của tháp của cỗ máy là khí đốt được tách ra. Phần khí đốt này sẽ được dẫn và tích trữ vào một bể chứa ở phía dưới”, nhà khoa học Christofer Costes giải thích thêm.

Cỗ máy Chysalis của Costes được hoàn thiện nhờ sự trợ giúp của tổ chức môi trường Earth Wake. Tổ chức này kỳ vọng sẽ sớm phát triển một nguyên mẫu thương mại của Chysalis với chi phí khoảng 50.000 Euro.

Anh Christofer Costes và đại diện của tổ chức môi trường Earth Wake bên cỗ máy Chysalis.

Còn nguyên mẫu hiện tại của Chysalis có thể xử lý 10 tấn rác thải nhựa thành nhiên liệu mỗi tháng.

"Một cân rác thải nhựa ép được 1 lít chất lỏng gồm dầu diesel và xăng”, kỹ sư điện và điện công nghiệp Christofer Costes cho biết.

Nhà khoa học tin rằng, phát minh của mình có thể giúp ích cho các quốc gia đang phát triển - nơi việc quản lý rác thải và nguồn cung nhiên liệu đang gặp nhiều khó khăn. Theo dự định, kỹ sư Christofer Costes sẽ cho ra mắt phiên bản cỗ máy Chysalis có kích thước bằng một chiếc thùng container vào giữa năm 2019. Theo tính toán của anh Costes, cỗ máy này có thể ép được 40L nhiên liệu một giờ từ rác thải nhựa.

Dầu diesel do máy Chysalis ép ra có thể sử dụng cho máy phát điện hoặc để chạy xuồng máy; trong khi xăng có thể dùng để thắp sáng các bóng điện; khí đốt thì để sưởi ấm; còn than phù hợp với việc sản xuất bút chì và thuốc nhuộm.

“Sứ mệnh của cỗ máy này là tiêu thụ rác thải nhựa, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển và tạo ra công ăn việc làm cũng như một giá trị nào đó. Chúng tôi kết hợp việc thu gom rác thải nhựa với việc tạo ra công ăn việc làm với nhau. Và chúng tôi muốn hình mẫu này tạo ra các giá trị kinh tế bền vững để nó có thể phát triển và được nhân rộng theo thời gian”, anh Francois Danel, đại diện của tổ chức môi trường Earth Wake cho biết.

Mỗi năm, loài người trên hành tinh này sản xuất ra khoảng 260 triệu tấn nhựa plastic. Các con số của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, khoảng 8 triệu tấn chai nhựa, túi nilon và các chất thải nhựa khác bị ném xuống đại dương mỗi năm. Sự vô ý thức này đang khiến đời sống thủy sinh chết dần chết mòn trong khi các hạt vi nhựa đang âm thầm xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Các nhà hoạt động môi trường cảnh báo rằng số lượng rác thải nhựa ở đại dương có thể sẽ nhiều hơn hơn lượng cá ở tất cả các đại dương cộng lại vào năm 2050.

Cùng với cỗ máy Chysalis, nhiều công ty khác trên thế giới cũng đã và đang phát triển các công nghệ tương tự để giải quyết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến môi trường mà con người đang phải đối mặt.

Công ty Công nghệ tái chế của Anh cho biết, cỗ máy RT7000 của họ có thể biến rác thải nhựa khó tái chế thành một loại vật liệu thô mới tinh được đặt tên là Plaxx. Loại vật liệu mới này có thể được sử dụng lại trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa plastic. Với khả năng tái chế khoảng 7000 tấn nhựa hỗn hợp một năm thông qua một quá trình gọi là “bẻ gẫy nhờ nhiệt”, cỗ máy RT7000 được kỳ vọng sẽ sản xuất ra các loại hóa chất phù hợp làm nguyên liệu để làm các loại nhựa hoàn toàn mới, bao gồm sáp paraffin và một hóa chất vốn là nguyên liệu của quá trình sản xuất polymer.

Hoài Thanh (Theo Reuters)

 

See this content in the original post