Sáng kiến cộng đồng

View Original

Chuyện về biệt đội chống nạn xả rác thải nhựa ra phố tại Ấn Độ

See this content in the original post

Các tuyến phố ở Mumbai, Ấn Độ đang được tuần tra bởi lực lượng cảnh sát chống rác thải nhựa, hay còn được gọi là Biệt đội áo xanh. Họ có thể áp đặt mức phạt lên tới 300 euro hoặc thậm chí là bỏ tù bất cứ ai bị phát hiện đang sử dụng túi, cốc hoặc chai nhựa dùng một lần.

10 giờ sáng một ngày tháng 12 oi bức, khu chợ Crawford, một trong những khu chợ lâu đời nhất ở Mumbai, dần trở nên nhộn nhịp.

Biệt đội Áo xanh đang giám sát việc thực thi lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần tại chợ Crawford, thành phố Mumbai, Ấn Độ.

Trong văn phòng nằm ở tầng 1 của khu chợ, Biệt đội Áo xanh –nỗi ám ảnh của những người bán hàng-đã tập hợp thành một vòng tròn xung quanh đội trưởng Anand Shinde, người đang dặn dò họ. Tới 10h30, nhóm cảnh sát mặc đồng phục màu xanh da trời, nhanh chóng bước xuống bậc tam cấp bằng gỗ và đi tuần xung quanh khu chợ. Mục tiêu của họ là các tiểu thương và những người bán hàng rong đang sử dụng túi nilong.

Sử dụng vũ khí là tiền phạt

Biệt đội áo xanh gồm những thành viên trung niên với mái tóc đã ngả màu trông không có vẻ đáng sợ, nhưng vũ khí của họ- 500 rupee tiền phạt (khoảng 52 bảng Anh) thì lại khác. Nó có thể biến một người trưởng thành thành một kẻ ăn xin ngay sau khi nộp phạt. Biệt đội áo xanh di chuyển nhanh chóng, sải chân hướng về các sạp hàng, lục lọi trong các quầy hàng và nếu họ tìm thấy những chiếc túi nilong, họ sẽ quyết định đưa ra một mức phạt tương xứng đối với các tiểu thương.


Biệt đội Áo xanh đang tìm kiếm những chiếc túi nilong. Túi nilong dùng để đóng gói hạt sấy khô vẫn được sử dụng.

“Không tra hỏi mà cũng chẳng nghe trình bày. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ lời biện họ nào. Mức phát được áp dụng ngay lập tức và phải nộp phạt ngay tại chỗ”, Annie George, thành viên của Biệt đội áo xanh cho biết. “Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi không phải là phạt họ, mà là muốn họ nhận thức được vấn đề. Chúng tôi đã gặp những người bán hàng rong và họ với họ rằng, hãy ngừng xả rác thải nhựa, không phải vì chúng tôi mà là vì con cái của chúng ta”.

Từ cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds hay cà phê Starbucks cho tới chủ những gánh hàng rong bán đồ ăn trên phố, không ai miễn nhiễm với lệnh cấm sử sử dụng đồ nhựa một lần được ban hành ở bang Maharashtra, thành phố Mumbai và thủ đô của Ấn Độ vào hôm 30/06 vừa qua.

Lệnh cấm này được ban hành trong bối cảnh một lượng lớn rác thải nhựa ngập ngụa, và làm tắc nghẽn các cống thoát nước ở những địa phương này trong mùa mưa gió mùa vừa qua. Trong khi phần lớn thành phố ở Ấn Độ đau đầu vì rác thải nhựa trên núi, thì ở Mumbai, thành phố 20 triệu dân lại tập trung vào một vấn đề vi mô hơn, nhưng lại gây hậu quả tức thì hơn là gây tắc nghẽn cống rãnh khiến cho hệ thống thoát nước ở thành phố gần như tê liệt trước các trận mưa xối xả trong đợt gió mùa.

Đó là động lực thôi thúc các nhà chức trách ở Mumbai ban bố lệnh cấm xử dụng túi nilong, đĩa, bát, cốc, thìa sử dụng một lần và một số chai nhựa ở dung tích nhất định.

Giờ đây, khi ngang khu chợ Crawford, người ta sẽ bắt gặp cảnh tượng, các tiểu thương hoặc là tình nguyện sử dụng túi giấy để thay thế hoặc là chấp nhận hình phạt đau thương. “Tôi đau khổ vì phải nộp khoản tiền phạt lớn như thế. Tôi buồn mấy hôm nay không thôi”, anh Zahir Hussain, một người bán hoa quả sấy cho biết.

Trong lúc đó, trên tuyến phố Colaba, một khu phố buôn bán sầm uất, Varun Seth đã nói không với những chiếc túi ni-lông mà anh từng dùng để gói các món nữ trang. Thay vào đó, anh dần quen với việc sử dụng những chiếc túi giấy nhỏ xinh. Nhìn sang bên kia đường, anh thấy một người bán hàng rong đang loay hoay gói chỗ hoa quả trong một tờ giấy báo. Việc làm này ít nhiều gây ra những bất tiện. “Khách hàng rất khó xách hoa quả về nhà gói trong những tờ báo, nhưng đó là quy định của luật pháp rồi. Ban đầu tôi cũng bực mình lắm. Nhưng nghĩ cho kỹ thì điều này là vì chính chúng ta và tốt cho con cháu của chúng ta mà thôi”, anh Varun Seth cho biết.

Túi ni-lông gây tắc nghẽn cống rãnh ở Mumbai khiến tình trạng ngập lụt ở thành phố thêm tồi tệ vào mùa mưa gió mùa.

Thủ tướng Narendra Modi cam kết biến Ấn Độ thành quốc gia không sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2020. Tới nay, 29 bang của quốc gia Nam Á đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ lệnh cấm, tuy nhiên nhận thức của công chúng về luật còn hạn chế trong khi các nhà chức trách vẫn loay hoay trong việc thực thi luật. Đó chính là lí do sự ra đời của Biệt đội Áo Xanh gây chú ý.

Vasant Patel, chủ cửa hiệu mỹ phẩm Beauty Basics, nằm đối diện với chợ Crawford, đang khẩn khoản: “Người ta nói rằng túi này vẫn được chấp nhận”, ông ta vừa nói vừa chỉ vào một chiếc túi trông giống như túi vải nhưng thực chất là túi ni-lông. “Và có lẽ các anh nên hướng dẫn chúng tôi một chút chứ”, ông ta nói với nữ cảnh sát George và cộng sự của anh Smita Chandane.

Chandane nói với các phóng viên của tờ The Guardian rằng: “Họ vẫn nói thế đấy. Họ đều nói rằng họ chẳng biết loại túi nào được phép sử dụng. Và tất nhiên, sau khi phải nộp phạt họ sẽ hiểu ra điều đó”.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại cửa hiệu làm đẹp bên cạnh. Tahir Motwala trông ỉu xìu khi George và Chandane tìm thấy một sấp túi ni-lông cho dù anh này đã ngụy trang bằng cách xếp 2 chiếc túi giấy lên giá phía trước ngăn kéo.

George cho biết đây là “chiến thuật” đối phó phổ biến của các chủ cửa tiệm: bày ra vài chiếc túi giấy trong khi cất túi ni-lông bên trong ngăn kéo. Sau vài phút căng thẳng, Motwala hiểu ra rằng mình không thể vi phạm luật và dù rất buồn cũng như bực bội nhưng anh vẫn phải nộp phạt.

Cần hệ sinh thái để duy trì sự bền vững của lệnh cấm

Shinde, thanh tra thành phố giám sát lệnh cấm đồ nhựa chia sẻ rằng, nếu chỉ ban hành luật thôi thì chưa đủ. Chủ các cửa tiệm cũng như người tiêu dùng cần có phương án thay thế rẻ hơn và hữu dụng hơn. “Chúng tôi khuyến khích nhiều hội phụ nữ bằng cách trang bị máy khâu cho họ để họ sản xuất túi vải giá rẻ. Chúng sẽ được sử dụng nhiều khu vực trong thành phố nơi tập trung nhiều hàng quán”.

Cùng lúc đó, nhóm thanh tra này cũng ủng hộ các sáng kiến về đĩa, dao dùng một lần từ lá cây, gỗ, sợi đay, hay vật liệu từ mật đường và bột ngô. “Chúng tôi cần một hệ thống sinh thái để duy trì sự bền vững của lệnh cấm”.

Ngoài ra, các quan chức thành phố cũng rất thực tế khi hiểu được rằng cần bảo vệ sinh kế của những người bán hàng rong. Những người này vẫn cần tới loại túi ni-lông nhỏ để bán những món ăn có nước sốt như đậu lăng và sữa đông cho lao động nghèo hay những tấm ni-lông phủ để che chắn bánh mì khỏi khói bụi và nước mưa. “Bất cứ thứ gì trên 50 mi-cro-met giống như chiếc túi này vẫn được sử dụng. Chúng tôi không thể cắt đứt nguồn sống của họ được”, thanh tra Shinde chia sẻ.

Biệt đội Áo xanh đang gặp một tình huống khó giải quyết. “Chủ cửa hàng bắt đầu chửi bới và to tiếng bởi khoản tiền phạt 5000 rupee là một khoản tiền lớn. Chúng tôi bị cật vấn và xúc phạm”, George, thành viên của biệt đội Áo xanh cho biết.

Đối với nữ cảnh sát này, sự hài lòng chính là kết quả tức thì của nhiệm vụ. Tới 1 giờ chiều, Biệt đội Áo xanh thu về 8 túi lớn đựng hàng nghìn chiếc túi ni-lông. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 10 vừa qua, họ thu giữ 24.000 kg túi nhựa plastics và 10 triệu ru-pi tiền phạt. “Nhóm chúng tôi phải giám sát 20 triệu người dân ở thành phố, nhưng kết quả cũng không tồi đấy chứ”,  nữ cảnh sát mặc áo xanh da trời George mỉm cười cho biết.

Hoài Thanh (Theo The Guardian)

See this content in the original post