Sáng kiến cộng đồng

View Original

TP.HCM: Người dân có thể phản ánh thông tin về sự cố hạ tầng qua Facebook

Nhằm tạo nhiều tiện ích cho người dân phản ánh và tương tác thông tin nhanh, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã mở rộng thêm kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân từ mạng xã hội facebook. bằng hình thức lập fanpage cho hệ thống 1022 (https://www.facebook.com/1022tphcm/).

Trước đó, người dân có thể sử dụng 5 phương thức để cung cấp thông tin về tổng đài 1022, phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật (HTKT) gồm: sử dụng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, nhắn tin SMS, gửi thông tin trên cổng thông tin điện tử, gửi thư điện tử. 

Việc triển khai tiếp nhận thông tin sự cố HTKT được TP.HCM triển khai từ năm 2013, khởi đầu bằng hình thức thông qua Tổng đài tiếp nhận thông tin sự cố 39111333. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã công bố kết quả nâng cấp , mở rộng tiếp nhận thông tin sự cố HTKT địa bàn TP.HCM (gọi là hệ thống 1022) vào đầu năm 2018.

Người dân có thể kết nối và gửi thông tin trực tiếp phản ánh về các sự cố hạ tầng kỹ thuật trên Fanpage 1022. 

Được biết, Sở Thông tin và Truyền thông được UBND TP.HCM giao làm đơn vị chủ trì, phối hợp cùng 84 đơn vị gồm các sở, ngành, UBND 24 quận/huyện, đơn vị quản lý/sở hữu/duy tu hạ tầng tham gia giải quyết xử lý các sự cố do người dân phản ánh.

Người dân có thể sử dụng tài khoản cá nhân để kết nối và phản ánh thông tin trực tiếp trên Fanpage 1022 này. Quản trị viên sẽ kiểm duỵệt những thông tin phản ánh, lọc những thông tin chính xác, nhập vào hệ thống và xử lý như các kênh tiếp nhận thông tin khác.

Qui trình tiếp nhận thông tin và xử lý các thông tin phản ánh sự cố về hạ tầng kỹ thuật tại TP.HCM 

Sau khi thông tin phản ánh được xử lý, kết quả cũng được lên fanpage của hệ thống 1022 để người dân theo dõi và cập nhật thông tin.

Các loại thông tin về hạ tầng kỹ thuật mà người dân có thể phản ánh qua hệ thống 1022:

1. Hạ tầng giao thông: Hệ thống tiếp nhận các sự cố về sụt lún mặt đường; hố “tử thần”; hư hỏng mặt đường; ổ gà ổ voi; hư hỏng hoặc mất biển báo giao thông… 

2. Cấp và thoát nước: Hệ thống tiếp nhận các trường hợp bể ống cấp nước; nước tràn ra mặt đường; các trường hợp ngập nước; hệ thống thoát nước bị nghẹt; cống bể; mất nắp cống; nắp cống gập ghềnh, sụp cống; nắp hố ga hư hỏng…

3. Chiếu sáng: Hệ thống tiếp nhận các sự cố về gãy/đổ cột đèn chiếu sáng; rò rỉ điện; đèn không sáng; đèn sáng ngày, tắt đêm; đèn sáng, tắt liên tục; mất đèn chiếu sáng…

4. Cây xanh: Hệ thống tiếp nhận các trường hợp cây bật góc ngã; cành nhánh gãy; cây bị chặt phá; cây rỗng mục chết khô; cây bị xe đụng ngã; cây nghiêng bật gốc …

5. Điện lực, viễn thông: Hệ thống tiếp nhận các sự cố gãy đổ cột điện; đứt cáp viễn thông, cáp điện; cáp viễn thông, cáp điện trùng, võng gần sát mặt đường; cáp treo không đúng độ cao quy định; tủ cáp viễn thôngngã/đổ/nghiêng, sụp/lún hầm cống cáp; nắp hầm cáp gập ghềnh…

6. Giao thông công cộng: Phản ánh thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt và tra cứu thông tin về xe buýt…

Mạnh Hùng

 

See this gallery in the original post