Sáng kiến cộng đồng

View Original

Nhật Bản phát triển hệ thống dự báo ngập lụt tại khu vực đô thị

See this content in the original post

Hệ thống mới này có thể tính mức độ ngập lụt do các trận mưa lớn gây ra tại 23 quận ở Tokyo, giúp chính quyền thành phố triển khai các biện pháp cụ thể hơn để ngăn chặn tình trạng ngập lụt.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho biết, họ đã phát triển một hệ thống mới, có thể ước lượng tình trạng ngập lụt khi mưa đang trút xuống tại khu vực đô thị ở thủ đô Tokyo.

Một khu vực ở Oyama, Tochigi, bắc Tokyo trong một đợt ngập.

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Waseda, Đại học Tokyo và các trường khác đã phát triển hệ thống có thể tính mức độ ngập lụt, do các trận mưa lớn gây ra tại 23 quận ở Tokyo. Các nhà nghiên cứu đã lập một chương trình dự báo lượng nước tại các khu vực đô thị, trong đó có tính tới mật độ các tòa nhà, các dòng sông và cống thoát nước. Bằng cách sử dụng dữ liệu của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) và các cơ quan khác, hệ thống này có thể phân tích mức độ thiệt hại do tình trạng ngập lụt từ các trận mưa lớn và bão gây ra.

Mức độ ngập lụt dự báo được nhận diện bằng màu sắc trên bản đồ. Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho mực nước từ 80 cm trở lên, màu cam từ 40-80 cm và màu xanh từ 20-40 cm nước. Ngoài ra, hệ thống này cũng có thể hiển thị những dự báo cứ khoảng 5 phút đến 20 phút/lần.


Hệ thống dự báo lượng mưa tại khu vực Shinjuku, thủ đô Tokyo, hồi tháng 8/2018. Các màu sắc trên bản đồ phản ánh lượng nước mưa trên các con đường.

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng ngập lụt tại khu vực đô thị trước đây được ước lượng chủ yếu từ những đám mây báo hiệu cơn mưa. Tuy nhiên, hệ thống mới này có thể đánh giá tình hình ngập lụt một cách chi tiết hơn, nhờ sử dụng nhiều dữ liệu dựa trên thực địa, từ đó giúp chính quyền thành phố triển khai các biện pháp cụ thể hơn để ngăn chặn tình trạng ngập lụt.

Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ được đưa vào hoạt động trước khi Thế vận hội mùa Hè tại Tokyo bắt đầu vào tháng 7/2020.

Thương Huyền (Theo Mainichi Japan )

See this content in the original post