Sáng kiến cộng đồng

View Original

Tái chế bỉm thành đồ chơi và đồ nội thất

See this content in the original post

Một nhà máy ở Italy đã làm được những điều tưởng như không thể. Đó là tái chế bỉm của trẻ em thành nhựa và các vật liệu khác.

Bỉm đã qua sử dụng sẽ được đưa tới một nhà máy ở gần Treviso để xử lý mùi. Sau khi được khử trùng, chúng được chuyển trực tiếp vào nồi hấp để tách các thành phần bằng hơi nước áp suất cao.

Bỉm đã qua sử dụng sẽ được đưa tới một nhà máy ở gần Treviso để xử lý mùi.

Các sản phẩm sau đó được tái chế và tách thành nhựa, cellulose và polymer siêu thấm. Nhựa sau đó sẽ được sử dụng để làm đồ thội thất hoặc đồ chơi.

Ngoài ra, cellulose còn có thể sử dụng trong các nhà máy giấy hoặc trong ngành dệt may.

Bỉm được tái chế và tách thành nhựa, cellulose và polymer siêu thấm.

Có thể tái chế 100% những loại vật liệu làm ra bỉm

Toàn bộ quy trình này dựa trên một công nghệ được phát triển và thực hiện bởi Fater Smart, một công ty Italy chuyên sản xuất các thiết bị vệ sinh, trong đó có bỉm.

Ông Marcello Somma, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Fater Smart, cho biết:

Một thời gian dài vừa qua, chúng tôi luôn cố tìm cách để tái chế bỉm. Chúng tôi là nhà sản xuất bỉm hàng đầu Italy, và chúng tôi tự ý thức được rằng, mình cũng phải làm thế nào với những chiếc bỉm bẩn

Ông Giovanni Teodorani Fabbri, Quản lý nhà máy Fater Smart, thì nói, Fater Smart có thể tái chế 100% những loại vật liệu mà họ dùng để làm ra bỉm.

Nhựa có thể dùng để sản xuất đồ nội thất hoặc sản xuất đồ chơi. Cellulose thì dùng trong các nhà máy giấy hoặc ngành công nghiệp dệt. Tôi nhìn thấy rất nhiều tiềm năng trong việc tái chế bỉm” – ông Giovanni Teodorani Fabbri chia sẻ.

Dù bắt đầu khởi động từ tháng 10/2017, song dự án mũi nhọn này vẫn chưa được cấp phép để bán các sản phẩm tái chế từ bỉm. Mãi đến tháng 5/2019, Bộ trưởng Môi trường Italy, ông Sergio Costa, mới ký quy định “Chấm dứt rác thải”, mở đường cho việc hợp pháp hóa việc hàng tái chế từ các sản phẩm vệ sinh.

Dù bắt đầu khởi động từ tháng 10/2017, song dự án mũi nhọn này vẫn chưa được cấp phép để bán các sản phẩm tái chế từ bỉm.

Một khi quy định chính thức được áp dụng, dự kiến là trong tháng 7 này, các nhà máy tương tự như Fater Smart sẽ được xây dựng trên khắp cả nước.

Ông Giovanni Teodorani Fabbri, Quản lý nhà máy Fater Smart, cho biết thêm: “Italy giờ có đến 12 triệu dân. 20% trong số đó đã tham gia tái chế các sản phẩm cá nhân của mình. Chúng tôi dự tính sẽ xây dựng 12 nhà máy trên khắp đất nước để tái chế tã bỉm thành đồ chơi và đồ nội thất. Còn ở nước ngoài, chúng tôi cũng đang định mở nhà máy đầu tiên ở Amsterdam, Hà Lan và Pune của Ấn Độ”.

Những ngày qua, thủ đô Rome của Italy, nơi vốn được mệnh danh là “thành phố vĩnh hằng” với hơn 2.800 năm lịch sử, đang bị quá tải bởi rác thải. Khách du lịch tới Rome vào mùa Hè buộc phải đánh dấu trên bản đồ những nơi đang đầy ắp rác thải, để tránh đi qua trong tiết trời oi bức ngột ngạt.

Tình trạng khủng hoảng rác thải tại Rome càng trầm trọng hơn dưới cái nóng của mùa Hè.

Một bác sỹ danh tiếng ở Rome, ông Antonio Magi cũng đã đưa ra một “cảnh báo vệ sinh”, hay đúng hơn là cảnh báo về sức khỏe, đối với các bệnh lây lan qua chất thải của côn trùng và động vật ăn rác thải thối rữa.

Những hộp pizza bỏ đi hoặc phần còn lại của bữa trưa spaghetti hay vỏ trái cây... đã mang lại cơ hội lớn cho những con mòng biển, chuột cống và thậm chí cả lợn rừng đến mở tiệc trên đường phố Rome. Người ta còn phát hiện cả những dấu chân chó sói đang xuất hiện gần khu dân cư hơn bao giờ hết.

Trong khi thị trưởng Rome và các cơ quan chính quyền khu vực đổ lỗi cho nhau, sức khỏe của cư dân Rome đang bị đe dọa. Các chuyên gia đều nói về thực trạng mất vệ sinh đáng báo động.

Theo báo cáo của quỹ Openpolis, chính quyền Rome đã chi hơn 597 euro (khoảng 670 USD) phí rác thải bình quân cho mỗi người dân ở Rome trong năm 2017 - cho đến nay là mức cao nhất trong cả nước, trong khi khoản tiền này ở Venice là 353 euro và Florence là 266 euro.

Tuy nhiên, Rome lại thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải. Tại thành phố này vốn có ba bãi rác chính, nhưng một nơi đang bị đóng cửa, 2 nơi còn lại đã bị lửa tàn phá. Ngoài ra, 2 cơ sở xử lý rác thải sinh học ở Rome đang cắt giảm hoạt động để thực hiện công tác bảo trì.

Trong bối cảnh như vậy, thì những sáng kiến tái chế rác thải như của nhà máy Fater Smart, sẽ góp phần giúp giải quyết vấn nạn này.

Thương Huyền (Theo AP)

See this content in the original post