Sáng kiến cộng đồng

View Original

Tìm kiếm sáng kiến công nghệ cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật

See this content in the original post

Ngày 11/10 tới, Microsoft Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi cuộc thi AI for Accessibility Hackthon tại TP.HCM,  nhằm tìm kiếm những sáng kiến sử dụng công nghệ AI, giúp cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật.

Microsoft vừa chính thức phát động cuộc thi AI for Accessibility Hackthon trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Đây là cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm những sáng kiến sử dụng công nghệ AI giúp cải thiện các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, việc làm cũng như giao tiếp cho người khuyết tật.

AI for Accessibility được công bố tại sự kiện thường niên Microsoft Build vào năm 2018. Thông qua chương trình này, Microsoft dành ra 25 triệu đô trong 5 năm nhằm khuyến khích những ý tưởng ứng dụng công nghệ, cụ thể là trí thông minh nhân tạo (AI) vào việc xây dựng một thế giới hòa nhập và tiếp cận cho người khuyết tật.

Sáng kiến hay nhất sẽ được tham dự tiếp vào chương trình AI for Accessibility toàn cầu của Microsoft và có cơ hội nhận được tài trợ về tiền mặt, cũng như điểm sử dụng dịch vụ đám mây Azure và các hỗ trợ kỹ thuật/công nghệ để đưa ý tưởng trở thành hiện thực.

Hiện Microsoft đang hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu và phát triển người khuyết tật DRD, do TS. Võ Thị Hoàng, một người có khuyết tật ở chân sáng lập. Đây cũng là nơi các bạn trẻ khuyết tật phát triển ứng dụng D.Map. Ứng dụng này cho phép người khuyết tật định vị và tra cứu thông tin về những địa điểm công cộng, từ đó biết được những nơi đó có thiết kế thân thiện với người khuyết tật hay không, và chủ động lên kế hoạch di chuyển đến những nơi mà họ cần đến. D.Map hiện đang được vận hành trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft.

Ứng dụng D.Map do Trung tâm DRD, do TS. Võ Thị Hoàng Yến phát triển với sự hỗ trợ của Microsoft.

Với sự đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật cũng như nền tảng của Microsoft, Trung tâm DRD dự kiến sẽ đưa vào những tính năng AI của đám mây Azure như nhận diện hình ảnh, nhận diện chữ viết, từ đó mở rộng ứng dụng để có thể phục vụ thêm những người khiếm thị.

 Vâm Ly

See this content in the original post