Sáng kiến cộng đồng

View Original

Giảng viên TP.HCM chế máy sấy bánh tráng bằng năng lượng mặt trời

See this content in the original post

ThS. Phan Văn Hiệp giảng viên Khoa kỹ thuật công nghệ, Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM vừa sáng chế thành công máy sấy bánh tráng ứng dụng năng lượng mặt trời với giàn sấy động trục đứng.

Mô hình máy sấy bánh tráng trục đứng bằng năng lượng mặt trời.

Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để gia nhiệt trong buồng sấy bằng hai giải pháp:

 1.      Hiệu ứng nhà kính trực tiếp: ánh sáng mặt trời xuyên qua lớp kính polycarbonate đặc ruột (cho ánh sáng xuyên thấu đến 95%), tạo ra hiệu ứng nhà kính bên trong buồng sấy (gia nhiệt lên từ 5 đến 20 độ C tùy thời điểm ban ngày).

2.      Bẫy nhiệt mặt trời: ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp kính polycarbonate đặc ruột, gặp tấm tole màu đen mờ (hấp thụ nhiệt tối ưu) được uốn lượn sóng (tăng diện tích tiếp xúc), đốt nóng không khí (đã được lọc bụi) và thổi xuống đáy buồng sấy.

Xem công đoạn đưa bánh vào dàn tại clip phía dưới:

Ưu điểm của việc kết hợp hai giải pháp này, theo ThS. Hiệp là nhiệt độ trong buồng sấy được đẩy lên rất nhanh, thậm chí lúc nắng yếu như sáng sớm hay chiều tối.

 Mỗi mẻ sấy như vậy mất thời gian 50 phút sẽ đạt yêu cầu khô đồng đều của bánh tráng. Nhiệt độ sấy khống chế ở ngưỡng từ 35 đến 40 độ C.

 Khi trời nắng to, nhiệt độ vượt ngưỡng cài đặt, bạt che sẽ tự động kéo ra che buồng sấy lại, cắt nắng và kéo giảm nhiệt độ xuống.

 Khi trời mưa hay ban đêm, bạt che cũng sẽ tự động kéo ra che buồng sấy lại. Nếu nhiệt độ trong buồng sấy giảm xuống dưới ngưỡng cài đặt, các điện trở sẽ được tự động cấp điện để bù nhiệt cho buồng sấy.

 Việc sử dụng tấm polycarbonate đặc ruột, theo lý giải của ThS. Hiệp là có các ưu điểm cách nhiệt tốt, nên sẽ hạn chế điện năng tiêu thụ cho các điện trở bù nhiệt trong điều kiện thiếu nhiệt độ (ban đêm hay trời mưa).

 Thời quan qua, thiết bị đã thử nghiệm thành công tại số 195 đường Nguyễn Thị Nê, ấp Cây Trâm, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Xem clip thử nghiệm máy sấy do Ths Hiệp cung cấp dưới đây:

 Trước đó, ThS. Phan Văn Hiệp cùng nhóm cộng sự ở Trường đại học Văn Hiến (TP.HCM) cũng đã sáng chế thành công thiết bị phơi sấy cá sặc rằn, ứng dụng năng lượng mặt trời với nguyên lý hiệu ứng nhà kính. Sản lượng cá khô từ đó tăng ít nhất gấp ba lần so với việc phơi nắng truyền thống, giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm năng lượng so với việc sấy bằng lò sấy, đảm bảo chất lượng sản phẩm về mặt dinh dưỡng và vi sinh.

Thiết bị sấy bánh tráng ứng dụng năng lượng mặt trời với giàn sấy động trục đứng đã được ThS Hiệp đăng ký độc quyền sáng chế với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nguyên lý hoạt động của máy tóm tắt như sau: xếp các liếp bánh tráng đứng theo hình rẽ quạt, mỗi trục đứng như vậy xếp được 30 liếp bánh qui chuẩn (550mm x 1200mm). Mỗi xe phơi có 04 trục (sử dụng chung 1 motor, truyền động bằng 4 dây curoa, nhằm mục đích tiết kiệm điện) sẽ gắn được 120 liếp bánh. Các trục này xoay đều, làm cho các liếp bánh xoay theo. Các quạt đảo khí được bố trí song song với mỗi trục, đặt hoàn toàn trong buồng sấy, có tác dụng thổi gió vào các liếp bánh tráng đang xoay. Không khí nóng chứa hơi nước được hút ra ngoài bởi quạt hút đặt trên mái vòm cao, đồng tâm với trục xoay của xe phơi.

Mai Dung

See this content in the original post