Sáng kiến cộng đồng

View Original

Người làm nên “lửa sạch” từ phế phẩm linh chi

See this content in the original post

Nguyễn Văn Nghị (36 tuổi) ở thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên. Sau khi đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (Vifotec) lần thứ 11 (2010 - 2011) với giải pháp “Sản xuất vật liệu chất đốt từ phế phẩm vỏ trấu”.

Anh đã làm giàu từ mô hình nói trên và từ đó đến nay mọi người gọi anh là “Nghị củi trấu”. Tiếp tục với niềm đam mê sáng tạo, hiện nay “Nghị củi trấu” đã sản xuất thành công vật liệu chất đốt than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi.

Nguyễn Văn Nghị bên máy ép củi.

Tỷ phú làng từ than củi trấu

Nhớ lại cách đây 8 năm, vào gần cuối tháng 7/2011 tôi theo chân các thành viên Ban giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (STKT) tỉnh Phú Yên lần thứ IV (2010-2011) để khảo sát thực tế mô hình cơ sở sản xuất than, củi trấu của Nghị (ở thôn Phước Bình Bắc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa). Lúc đó Nguyễn Văn Nghị còn độc thân, sống với cha mẹ...

Hôm nay vợ chồng “Nghị củi trấu” tiếp chúng tôi ở gian phòng khách trong ngôi nhà 3 tầng khang trang, đầy đủ tiện nghị với diện tích sàn trên 200m2, Nguyễn Văn Nghị vui vẻ kể lại “Tháng 5/2012 Sau khi nhận giải Nhất của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 11 của Liên hiệp Hội Việt Nam; nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng Lao động sáng tạo, Huy Chương “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương đoàn...sản phẩm than, củi trấu của cơ sở em “đắt như tôm tươi” không kịp sản xuất để đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh”

Đến nay khi về xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa hỏi “Nghi củi trấu” ai ai cũng biết. Bởi lẽ Nguyễn Văn Nghị là một trí thức tốt nghiệp cử nhân Địa lý Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, không ở lập nghiệp ở thành phố  Sài Gòn như bao bạn học mà “Bỏ phố về làng- làm than củi trấu” và đã làm giàu tại quê hương mình bằng một phế phẩm vỏ trấu, một phế phẩm ai cũng nghĩ là vật liệu bỏ đi.

Qua tìm hiểu được biết, trước kia ngoài sản xuất máy ép than củi trấu, Nguyễn Văn Nghị chuyển giao mô hình cho 17 cơ sở sản xuất than củi trấu với 17 chiếc máy ép củi trên cả nước với giá 105 triệu đồng/máy. Ngoài ra rất nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh đặt hàng sử dụng sản phẩm than, củi trậu của Nghị.

Vợ chồng Nguyễn Văn Nghị không dấu diếm cho biết “Tất cả cơ ngơi hiện có cũng từ than củi trấu: Nhà, xe ô tô, mua đất xây dựng Trường Mần non tư thục Sao Xanh, thuê đất để mở rộng phân xưởng; đóng góp kinh phí hoạt động xã hội cho địa phương ... cũng từ than, củi trấu mà có ”

Chúng tôi đã cảm nhận nhận qua nụ cười và ánh mắt của đôi vợ chồng Nguyễn văn Nghị thật viên mãn với cuộc sống hiện hữu hôm nay và vợ chồng anh cũng tự hào về kinh tế gia đình từ tham, củi trấu và không khó chịu với tên gọi “Tỷ phú làng”.

Lò hầm củi để ra sản phẩm than sạch.

Sáng tạo ra sản phẩm mới

Theo Nguyễn văn Nghị tâm sự: “ Ở vật liệu chất đốt than củi trấu khi đun nấu còn có khói, từ đó tôi nung nấu phải có một sản phẩm chất đốt không khói để cung cấp thị trường...từ đó tôi mày mò nghiên cứu. Có được sản phẩm than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi không phải là chuyện dễ. Mất thời gian nghiên cứu và thực nghiệm 3 đến 4 năm sau mới có được sản phẩm như ngày hôm nay”

Nghị chia sẻ: “Phú Yên có trên 1.000 cơ sở sản xuất nấm Linh Chi (Tổ hợp, Hợp tác xã, gia đình...) sau khi thu hoạch nấm xong, những phế phẩm trong bao bì được thải ra gây mất vệ sinh và môi trường sống của cộng đồng... Hơn nữa Phú Yên có diên tích rùng trồng keo lá tràm lớn, hàng năm sau khi thu hoạch những cành, nhánh sót lại người dân tận dụng xay thành bột cây (mùn cưa) để bán lại cho những cơ sở sản xuất trồng nấm hay bán lại cho người dân sử dụng vào việc đun nấu... nhưng hiệu quả không cao. Chính vì vậy mà việc sản xuất  “Than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi”  là hết sức cần thiết.

Nghị mô tả hệ thống dây chuyền sản xuất gồm có 4 bộ phận (Vít tải: chuyển vật liệu qua ống sấy; Nguyên liệu thông qua ống để sấy khô độ ẩm; Kho chứa: Nguyên liệu sau khi sấy khô được phun vào kho chứa và Máy ép)

Theo quy trình sản xuất Chuyển nguyên liệu lên vít tải ; Sấy nguyên liệu qua ống đẫn; Đổ chứa vào kho; Trộn nguyên liệu (mùn cưa, phế phấm nấm Linh Chi) - Đổ nguyên liệu vào phễu;  Ép nguyên liệu (Cường độ chịu nén trên 1.000 Niu tơn); Ra thành phẩm củi phôi 1 (củi thô, giống như củi trấu nhưng đường kính nhỏ  3 cm, dài từ 0,7 m đến 1 m) -Từ sản phẩm củi phôi 1 (lõi củi màu vàng trắng như củi trấu) được chuyển sang lò nung để ra sản phẩm than sạch đặc chủng không khói, không mùi.

Hiện nay theo Nghị cho biết, cứ 1 tấn nguyên liệu khi ép ra 900kg củi thô (phôi 1); từ 900 kg củi thô chuyển qua lò sấy còn lại 400 kg than tinh. Mỗi tháng làm ra 12.000 ký (12 tấn). Ký hợp đồng bán 1tấn là 13.000.000đồng, mỗi tháng thu nhập 156.000.000 đ. Trừ chi phí: Trả công, tiền điện, mua vật liệu, khấu hao máy móc, nộp thuế nhà nước, đóng góp xã hội...còn thực lãi  35.00.000đ/ tháng.

Anh bộc bạch,  Sản phẩm được Công ty Nông sản xanh (ở xã Ninh Hưng, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ, thời gian vô thời hạn...Ngoài ra tôi có 02 cơ sở sản xuất ở thôn Phước Bình Bắc, xã Hòa Thành và thôn Nam Bình, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa. Lao động cơ hữu hiện có trên 15 công nhân ( cao điểm hơn 30 công nhân). Bình quân lương: mỗi lao động từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng.

Đề tài “mô hình sản xuất than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi” đã đăng ký tham gia Hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 8 (2018-2019). Theo ông Nguyễn Trãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Thành, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên đánh giá,  anh Nguyễn Văn Nghị là một điển hình của địa phương trong hoạt động sáng tạo góp phần cho thế hệ trẻ địa phương vươn lên làm giàu từ mô hình khoa học kỹ thuật.

Theo Huỳnh Đức Thế (VUSTA)

See this content in the original post