Sáng kiến cộng đồng

View Original

Làm đèn năng lượng mặt trời từ…rác, tặng cho vùng núi cao

See this content in the original post

Chiến dịch Liter of Light đã thắp sáng hơn 1 triệu bóng đèn cho hơn 2,5 triệu người tại 31 quốc gia trên khắp thế giới dự kiến sẽ triển khai tại tỉnh Bình Phước trong năm 2020.

Các bạn nhỏ với sự hướng dẫn của tình nguyện viên thực hiện làm đèn từ rác thải nhựa trong chương trình ra mắt sự kiện tại Việt Nam.

Chiến dịch này cũng đã chính thức có mặt tại Việt Nam vừa qua tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Liter of Light là dự án sử dụng nguyên liệu từ rác thải nhựa tái chế để tạo nên những sản phẩm đèn năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường, giá thành rẻ để hỗ trợ thắp sáng cho những vùng nông thôn nơi cuộc sống còn đang thiếu ánh sáng điện.

Là ý tưởng được đánh giá cao trên toàn cầu, với trụ sở chính ở Philipins. Đến nay, Liter of Light đã thắp sáng hơn 1 triệu bóng đèn với hơn 2.5 triệu người được thụ hưởng. Chiến dịch cũng giành nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín trên thế giới như UNESCO, giải thưởng Zayed Sustainability về giải pháp Bảo vệ môi trường, đặc biệt được chọn là câu chuyện truyền cảm hứng cho những giải pháp sáng tạo đột phá có tầm ảnh hưởng toàn cầu tại Hội nghị EXPO 2020 Dubai.

Tại Việt Nam, chương trình được triển khai theo bốn hướng tiếp cận chính: Xây dựng nền tảng trực tuyến để đào tạo và phát triển năng lực, hướng dẫn người dân địa phương cách lắp ráp để họ có thể tự làm ra đèn năng lượng mặt trời phù hợp với nguồn nguyên có sẵn tại địa phương; Phát triển mô hình kinh doanh nhỏ cho địa phương bằng cách giao gia công lắp ráp đèn năng lượng mặt trời để tạo việc làm, thu nhập cho những người phụ nữ không có trình độ chuyên môn; Nghiên cứu công nghệ mới để ứng dụng tái chế rác thải nhựa thành nguyên liệu mới thân thiện với môi trường và phát triển bền vững hơn; Liên kết với các doanh nghiệp và các tổ chức cho chương trình CSR - tài trợ ngân sách, công sức và vật liệu. 

Tại sự kiện ra mắt cũng đã diễn ra hoạt động thi lắp ráp đèn với sự tham gia của hơn 100 thí sinh. Hoạt động nhằm tăng ý thức của người dân về giảm rác thải nhựa đồng thời mang đến trải nghiệm lắp đèn từ bo mạch một cách đơn giản mà cả các bạn nhỏ cũng có thể làm được.

Chỉ trong vòng 10 phút, nhiều thí sinh đã tự tay ráp xong chiếc đèn hoàn chỉnh. Trong thời gian tới, Liter of Light Vietnam sẽ bắt đầu cuộc hành trình đi về các địa phương của Việt Nam mà đầu tiên sẽ là Bình Phước để hướng dẫn, tài trợ nguyên liệu, hỗ trợ người dân địa phương lắp ráp đèn,  hiện thực hóa sứ mệnh thắp sáng cộng đồng.

Đại diện các bên tham gia ký kết hợp tác ghi nhớ phối hợp thực hiện dự án Liter of Light tại Việt Nam.

Ông Illac Angelo Diaz, Nhà sáng lập Liter of Light chia sẻ, dự án bắt nguồn từ mong muốn chế tạo những chai nhựa bỏ đi thành những vật dụng có ích cho cộng đồng như xây dựng nhà cửa hay thắp sáng cho những vùng nông thôn thiếu điện, đó là những ý tưởng sơ khai ban đầu đã làm nên Liter of Light với những tác động to lớn đến cộng đồng ngày hôm nay.

Còn theo ông Nguyễn Bách Việt, đại diện dự án Liter of Light tại Việt Nam cho biết, việc đưa ánh sáng về cho các bà con ở vùng sâu vùng xa với những sản phẩm đèn năng lượng mặt trời bền vững, thân thiện hơn với môi trường bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương do người dân địa phương tự lắp ráp.

Chương trình có sự hỗ trợ, đồng hành của các đối tác có chung sứ mệnh mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng như: Ngân hàng An Bình, Tập đoàn Sơn KOVA, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển BSB, Mạng Lưới Cựu Du Học Sinh Quốc Tế - International Alumni Network  (iAN), Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam - Startup Vietnam Foundation (SVF).

Thế giới hiện tại đang đối mặt với 270 triệu tấn rác thải nhựa toàn cầu, 99,5 triệu tấn rác thải nhựa ven bờ biển trong phạm vi 50km, 3% rác thải nhựa toàn cầu thải vào đại dương. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về rác thải nhựa với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm. 10%  tổn thương hệ san hô gây ra thiệt hại 1,3 tỉ USD hệ sinh thái mỗi năm.

Vĩnh Hàn

See this content in the original post