MS 044: Đổi mới phương pháp dạy để tiết học trở nên thú vị, học sinh không nhàm chán

Thay vì ngồi học bài với lý thuyết khô khan, kiểm tra, thi xong rồi quên hết, giờ vận dụng tiết dạy STEM vào môn Công nghệ 10 và môn Sinh học 11 tại Trường THPT Phú Nhuận, các em cảm thấy hào hứng vì vừa được trải nghiệm thực hành nấu ăn, sáng tạo.

Thầy Lê Thiên Phúc mong muốn, thông hoạt các hoạt động tiết dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hướng Stem này, học sinh sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nên giáo dục nước nhà.

Nhằm hưởng ứng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy và học tập của học sinh do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) phát động, Trường THPT Phú Nhuận đã hưởng ứng và triển khai cho tất cả các tổ bộ môn năm học 2018 – 2019 đăng ký thao giảng dạy thử STEM, nhận xét, chỉnh sửa đóng góp ý kiến cho các thành viên trong tổ.

Trong đó, môn Công Nghệ và môn Sinh học do Thầy Lê Thiên Phúc, giáo viên bộ môn Sinh và Công nghệ tại trường đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới mang lại hứng thú cho học sinh.

Theo đó, học sinh được trải nghiệm thực tế từ việc lựa chọn thực phẩm cho tới chế biến thực phẩm thành khẩu phần ăn phù hợp với cuộc sống hàng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Các em học sinh biết cách nhận diện rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và cách trồng rau sạch để ăn; Tìm hiểu và nắm được thông tin chất dinh dưỡng (protein, lipit, cacbonhidrat, chất xơ, vitamin và khoáng chất..) có trong các loại rau củ quả..

Toàn bộ quá trình này được các em ghi lại và dựng thành các clip, đồng thời, các em đóng vai trò là diễn giả, giới thiệu về sản phẩm hoàn chỉnh của mình.

Giáo viên Lê Thiên Phúc cùng với các thầy cô tổ Anh và Hóa chấm điểm sản phẩm món ăn, chấm điểm phần trang trí thiết kế bàn ăn của các Em học sinh trong tiết dạy học STEM.

Với phương pháp mới, các em cảm thấy hào hứng vì vừa được trải nghiệm thực hành nấu ăn, sáng tạo, được đụng vào mẫu vật thật, làm mô hình, sản phẩm, phỏng vấn, quay film clip, tìm hiểu vấn đề và báo cáo... qua đó giúp các em vừa trau dồi được kiến thức và các kỹ năng CNTT thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống, vừa tránh được học bài nhiều, mà điểm thầy cô cho cũng khá cao.

Thông qua các tiết học đổi mới phương pháp giảng dạy này, ngoài việc tiếp thu được kiến thức để vận dụng vào cuộc sống, các em còn học được các kỹ năng như: cách phối hợp, làm việc nhóm hiệu quả hơn, mỗi em phát huy được năng lực bản thân cũng như biết được ưu khuyết điểm bạn bè trong lớp.


Thầy Lê Thiên Phúc chụp hình chung với 2 học sinh đoạt huy chương vàng Học sinh giỏi môn sinh lớp 11 năm học 2016-2017, tại kỳ thi Olympic 30/4 &1/5 tại buổi Lễ trao thưởng của Hội Khuyến học Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Thầy Lê Thiên Phúc chụp hình chung với 2 học sinh đoạt huy chương vàng Học sinh giỏi môn sinh lớp 11 năm học 2016-2017, tại kỳ thi Olympic 30/4 &1/5 tại buổi Lễ trao thưởng của Hội Khuyến học Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa giáo viên trở thành người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống như: học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Thông qua đó, người giáo viên tiếp cận được thêm phương pháp mới, vận dụng phối hợp cùng với các phương pháp truyền thống trong việc giáo dục học sinh hiệu quả hơn. Giáo viên có cơ hội tiếp xúc thêm công nghệ thông tin, nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm; cách lên kế hoạch; sắp xếp tổ chức tiết dạy hợp lý logic hơn.  Giáo viên cũng học hỏi ngược lại từ chính các em học sinh về các công nghệ mới của thời đại 4.0; các phần mềm trò chơi, cập nhật thêm các xu hướng; các kiến thức thành tựu KH nghiên cứu mới nhất trên thế giới về lĩnh vực có liên quan đến bài dạy mà các em chia sẻ.

Thầy Phúc cho biết, phương pháp giảng dạỵ mới do thầy triển khai đã nhận được sự khuyến khích của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp.

Thầy Phúc mong muốn, thông hoạt các hoạt động tiết dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hướng Stem này,  học sinh sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nên giáo dục nước nhà, đồng thời ứng dụng được những kiến thức từ môn Sinh và Công nghệ vào cuộc sống thực tiễn.


Thầy Lê Thiên Phúc đang chỉnh sửa sản phẩm của dự án: “Phòng chống muỗi học đường”.

Thầy Lê Thiên Phúc, sinh năm 1988, tốt nghiệp Cử nhân ngành sư phạm Sinh. Thầy từng đạt được giải khuyến khích cấp thành phố khi tham gia cuộc thi: “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng Công nghệ thông tin” dạy học dự án do Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với Microsoft tổ chức vào năm học 2016 – 2017. Thầy Phúc cũng vinh dự đạt được giải khuyến khích cấp thành phố khi tham gia cuộc thi: “Làm clip mô phỏng tiết dạy Stem” clip 3 phút - do Thành đoàn TP.HCM tổ chức vào năm học 2017 – 2018.

Kể từ khi về công tác tại Trường THPT Phú Nhuận, thầy luôn cố gắng đưa tiết dạy của mình ngày một thú vị hơn, để các em học sinh không nhàm chán. Trước đó, trong năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016, thầy Phúc đã áp dụng việc dạy học chuyên đề cho các em học sinh vào chương trình sinh học 11 – chương sinh sản ở đông vật. Qua đó, thầy Phúc đã giúp các em học sinh tìm hiểu có định hướng về các vấn đề giáo dục giới tính, các vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống (ví dụ: yêu râu xanh, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, sống thử, cách sử dụng bao cao su, tình yêu tuổi học đường; bạo lực học đường, cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở người con gái, nạo phá thai, cách nhận biết nam nữ còn ZIN…). Năm học 2016 – 2017, thầy cũng đã tổ chức thực hiện dự án: “Phòng chống muỗi học đường” cho HS trường Phú Nhuận 14 lớp; các em nghiên cứu tìm tòi về tập tính của loài muỗi; phỏng vấn, tuyên truyền, và làm đa dạng các sản phẩm phòng chống muỗi, ứng dụng vào đời sống thực tế. Đây chính là Dự án giúp thầy dành được giải khuyến khích cấp thành phố về dạy học dự án do Sở GD&ĐT phối hợp Microsoft tổ chức.

Xem chi tiết clip Tóm tắt toàn bộ tiết dạy STEM môn công nghệ lớp 10 do Thầy Phúc khởi xướng:

Clip mô tả quá trình khảo sát, lựa chọn thực phẩm và hoàn thành món ăn theo chủ đề: Thiết kế thực đơn giúp tăng/giảm cân” cho đối tượng là học sinh.



Clip hướng dẫn cách làm chè hạt sen do học sinh Trường THPT Phú Nhuận thực hiện khi được học theo phương pháp mới:

Thảo Hiền (Ghi)

Clip do Thầy Lê Thiên Phúc - Giáo viên bộ môn Sinh và Công nghệ tại Trường THPT Phú tới dự thi Cuộc thi Sáng Kiến Cộng đồng năm 2018.