Lão nông Quảng Bình với những sáng chế để đời
Nhận được 6 giải thưởng về sáng chế của sở khoa học công nghệ, nhiều bằng khen trong đó có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đại diện cho tỉnh Quảng Bình nhiều lần tham dự hội thảo nhà sáng chế không chuyên toàn quốc với nhiều sản phẩm đã và đang được ứng dụng nhân rộng.
Bức chân dung hoàn hảo trên không phải là của một kỹ sư, tiến sĩ học hay đào tạo qua một trường lớp nào mà là của một “lão nông” ,Mới có kiến thức phổ thông qua lớp 7/10 . Đó là ông Đặng Thanh Lâm sinh năm 1965 quê ở Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ,tỉnh Quảng Bình
Vất vả..sinh sáng chế
Ông Lâm có một người bạn làm nhân viên gác tàu, than thở về sự vất vả của mình trong mỗi lần đi tuần, kiểm tra đường ray.
Vừa mang dụng cụ, thiết bị hàng kg, lại đi bộ quãng dài dọc đường ray và còn nguy hiểm đến bản thân mỗi khi tàu đến bất ngờ nên 1 tháng sau chiếc “xe tuần tra đường sắt” vỏn vẹn 4kg có thể gấp lại và kéo được ra đời ngay sau đó.
Vừa qua sản phẩm “xe tuần tra đường sắt” được sử dụng bằng động cơ của máy cắt cỏ do và có hệ thống đèn Led chiếu sáng do ông sáng chế ra đã được Cục đường sắt thử nghiệm và sẽ tiến hành ứng dụng trong thời gian gần đây.
Dự định sẽ cho chạy thử nghiệm tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn và sẽ nhân rộng trên các tuyến đường sắt trong cả nước.
Vậy một ông nông dân học đến lớp 7 sao lại có thể nghĩ ra một phương tiện tuần và kiểm tra đường sắt tuyệt vời như vậy?
Học chỉ hết lớp 7 (hệ 7/10) người con huyện lúa Lệ Thuỷ lên đường nhập ngũ năm 1984 năm 1987 ông ra quân sau đó đi làm công nhân thuỷ sản ở Huế nhưng thấy quá vất vả trong lòng lại cân cấn nỗi nhớ quê hương muốn về bên gia đình ông lại quay trở về quê nhà.
Là một huyện thuần nông do vậy khi thấy bản thân trong gia đình và bà con giã gạo quá vất vả người nông dân Đặng Thanh Lâm ngày đêm suy nghĩ và đã bắt tay ngay vào công việc nghiên cứu chế tạo năm 1989 sản phẩm đầu tiên ra đời ôngsáng chế ra chiếc “máy giã gạo” chạy bằng điện một pha theo công thức dùng tua-bin quay chậm và lực đòn bẩy.
Lúc đầu người dân trong làng bàn tán xì xào cho là ông bị hâm nhưng khi họ thấy từng sản phẩm của ông lần lượt ra đời thì mới nể phục thực sự.
Từ thành công đó hàng loạt các thiết bị, vật dụng do ông sáng chế nối đuôi nhau ra đời và mang lợi ích không nhỏ cho người lao động mà đến nay nó được sử dụng một cách đại trà như chiếc máy “duỗi sắt”- công dụng của nó là kéo những cuộn thép tròn cho thẳng ra để phục vụ công việc xây dựng;
Chiếc cần cẩu 360° có thể vận chuyển những vật dụng có trọng lượng lớn mà không tốn sức con người, rất tiện lợi trong việc xây dựng nhà cao tầng hay vận chuyển vật liệu xây dựng;
Rồi chiếc xe xúc lật 180° tác dụng hai trong một vừa xúc đất cát vật liệu lại có thể vận chuyển, không tốn thiết bị máy móc, diện tích và nhân công mà lại tiết kiệm về thời gian và xăng dầu.
Cứ đều đặn từng sản phẩm của ông ra đời với người tiêu dùng. Những sản phẩm ông làm ra dựa trên quan sát sự khó khăn trong công việc của người lao động cộng với niềm đam mê bất tận với khoa học công nghệ.
Những ý tưởng mới cứ loé lên trong đầu của ông nhưng song khó khăn trở ngại đối với “nhà sáng chế không chuyên” này cũng không ít, nguồn tài chính hạn hẹp khi mỗi lần mua dụng cụ, thiết bị phụ tùng máy móc cho việc sáng chế tốn không ít tiền.
không có xưởng cơ khí để phục vụ nghiên cứu và sáng tạo, song vì đam mê và bản năng muốn tìm tòi sáng chế máy móc của mình ông đã vượt qua tất cả.
Thời gian trước việc đăng ký bản quyền là một công việc rất phức tạp do vậy khi chưa kịp đăng ký bản quyền công nghệ cho sản phẩm của mình thì ông Lâm đã thấy những đứa con tin thần của mình được nhân rộng và bày bán khắp nơi.
“Trồng cây đến ngày hái quả”
Từ khi biết đến cuộc thi “những nhà sáng chế không chuyên” của Sở Khoa học- Công nghệ Quảng Bình tổ chức, ông đăng ký tham gia và luôn đạt giải cao, đó cũng là cơ hội cho ông được mọi người biết đến sản phẩm của mình.
Do vậy vừa qua, công ty luật NewVision là công ty hoạt động về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ sáng chế đã gửi thư ngỏ về việc hỗ trợ kinh phí và triển khai kênh kết nối đầu tư và phát triển cho sáng chế “Máy bắt chuột” của ông Lâm
Đây là niềm vui riêng của ông Đặng Thanh Lâm và là niềm vui chung của giới khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Bình.
Hoạt động của “máy bắt chuột” này là ông dùng máy có đường ống dẫn thổi hơi nóng và bột ớt vào hang chuột chịu không nổi phải chạy ra ngoài vào chui vào tấm lưới đã bao sẵn ở cửa hang.
Sáng chế này vừa an toàn (tránh việc đánh bã hay bẫy chuột bằng giăng điện) lại có hiệu quả cao và tiện dụng. PV Thương gia Thị trường được ông cho chứng kiến tận mắt từng thiết bị và hệ thống máy móc, cách sử dụng của nó.
Nhưng ngoài những thành công đó ẩn sâu trong lòng lão nông này vẫn có một trăn trở và mong muốn đó là việc các ban ngành lãnh đạo tạo điều kiện cấp phép mở một Câu lạc bộ sáng chế huyện Lệ Thuỷ.
Đây là nơi để ông truyền đạt trau dồi kinh nghiệm ngoài ra còn giao lưu nhân rộng những sáng chế không những của riêng ông mà còn của các cá nhân khác trong huyện.
Niềm vui của ông ngoài những giải thưởng và bằng khen thì đối với những người sáng chế công nghệ nói chung và dân không chuyên nói riêng mỗi sản phẩm mình làm ra được sử dụng rộng rãi đấy là minh chúng sống động nhất cho khả năng của mình.
“Đấy mới là thành công lớn nhất chú à” ông Lâm vừa nói vừa nở nụ cười tự hào với chúng tôi. Mong sao nụ cười và khối óc của lão nông Nguyễn Thanh Lâm vẫn mãi tươi như vậy để cho ra những sáng chế mới, đem lại lợi ích và sự tiện dụng cho mọi người.
Thành Long (TGTT miền Trung)