Những trang trại trong thành phố

Có thực phẩm sạch để ăn, tận dụng không gian chật hẹp ở đô thị, gần gũi hơn với thiên nhiên và thư giãn với thú vui làm vườn, đó là những lý do khiến người dân đô thị, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, đã chọn giải pháp trồng trọt trên sân thượng và ban công.

Trồng trọt ở đô thị - Urban farming - đang là xu hướng ngày càng lan rộng trên thế giới.

146855425024567-brooklyn_grange9.jpg

Pháp: Trang trại 900 m2 trên mái nhà bưu điện thành phố

Tại Paris, Pháp, các nhân viên bưu điện đã tạo nên một trang trại rộng 900 mét vuông trên sân thượng của tòa nhà nơi họ làm việc.

Đây là một phần của dự án của Facteur Graine (tạm dịch: Người bưu tá trồng cây), nhằm biến sân thượng của toàn thành phố thành những khu vườn trồng rau, trái cây, cây hương liệu và cây thuốc, cũng như nuôi ong và gà tại thủ đô nước Pháp.

Sáng kiến về nông nghiệp đô thị này sẽ biến Paris trở nên thân thiện với môi trường hơn, chủ yếu thông qua việc canh tác trên sân thượng của các tòa nhà tại Paris. Dự án này đã bước đầu thành công đáng kể và thị trưởng thành phố sẽ còn vén màn một loạt các dự án tương tự trong vài tuần tới.

Trong mấy năm trở lại đây, việc canh tác trên mái nhà đã bùng nổ từ New York, qua London và Paris, cho đến tận Tokyo.

Chính quyền thành phố Paris cho biết, trước năm 2020, thủ đô nước Pháp sẽ có trên 100ha trang trại trên sân thượng và các bức tường có trồng cây.

 
Bao quanh bởi những tòa tháp cao tầng, các nhân viên bưu điện đã trồng các loại trái cây và rau xanh như rau diếp, cà tím, cà chua và gà đẻ trứng trên sân thượng của cơ quan mình.

Bao quanh bởi những tòa tháp cao tầng, các nhân viên bưu điện đã trồng các loại trái cây và rau xanh như rau diếp, cà tím, cà chua và gà đẻ trứng trên sân thượng của cơ quan mình.

Một thùng rau được trồng tại trang trại 900 mét vuông trên mái nhà bưu điện, một phần dự án của Facteur Graine, nhằm biến sân thượng thành phố thành các trang trại trồng rau, trái cây, cây hương liệu và cây thuốc. 

Một thùng rau được trồng tại trang trại 900 mét vuông trên mái nhà bưu điện, một phần dự án của Facteur Graine, nhằm biến sân thượng thành phố thành các trang trại trồng rau, trái cây, cây hương liệu và cây thuốc. 

 

 

Sophie Jankowski, giám đốc dự án Facteur Graine kiêm người quản lý trang trại bưu điện nói: “Thật tuyệt vời khi có thể biến Paris thành một thành phố có thực phẩm an toàn hơn.”

Vì có trang trại sân thượng này mà mọi người có thể trồng được các giống rau cũ, vốn ăn ngon hơn nhưng lại không có ở ngoài chợ vì hay hỏng, không vận chuyển xa được.

Dự án này cũng đã thay đổi các thức nhân viên nhìn nhận về nơi làm việc của mình.

“Nhờ dự án nên chúng tôi có thể gần gũi hơn với thiên nhiên. Chúng tôi không phải ngồi dán mắt vào máy tính mà đã có một thế giới thực ngay trước mắt. Những việc nhỏ nhặt như thế này khiến mọi người gắn bó với nhau hơn,” Corinne Lienhart, nhân viên kiêm tình nguyện viên dự án nói.

 
709.jpg

Nhật Bản: Trồng lúa và rau màu ngay giữa văn phòng công ty

 

Tại Tokyo (Nhật Bản) người đi đường không khỏi choáng ngợp trước tòa nhà 9 tầng Pasona với toàn bộ ban công được bao phủ bởi các loại cây xanh và hoa rực rỡ.

 
 
Pasona-HQ-Kono-Designs-5.jpg

Chưa hết, bên trong tòa nhà còn có các ruộng lúa truyền thống trong đất ngập nước và vườn rau vô cùng ấn tượng.

 

Các vườn rau trong tòa nhà Pasona được trang bị hệ thống đèn LED thay ánh sáng Mặt Trời, hệ thống tưới nước tự động, và bộ điều khiển độ ẩm, không khí và luôn được chăm sóc chu đáo bởi các chuyên gia nông nghiệp.

Toàn bộ lương thực từ các vườn rau này sẽ dùng làm thức ăn cho nhân viên tòa nhà.

 

Trên trần phòng họp là giàn cà chua chín mọng, quả là một phong cách chỉ có ở Nhật Bản.

Trên trần phòng họp là giàn cà chua chín mọng, quả là một phong cách chỉ có ở Nhật Bản.

Giàn bí trên lan can cầu thang, một ý tưởng cũng ‘rất Nhật Bản’

Giàn bí trên lan can cầu thang, một ý tưởng cũng ‘rất Nhật Bản’

Cùng nhau thu hoạch lúa cũng là một hoạt động ‘team building’ để gắn kết các nhân viên trong công ty.

Cùng nhau thu hoạch lúa cũng là một hoạt động ‘team building’ để gắn kết các nhân viên trong công ty.

Lãnh đạo và các nhà thiết kế khuyến khích nhân viên tham gia chăm sóc vườn rau vào thời gian rảnh để thư giãn và gần gũi với thiên nhiên hơn.

Hiện Pasona có 200 loại cây trồng khác nhau được canh tác trên diện tích 4.000 m2, trong tổng diện tích 20.000 m2 của tòa nhà này. Các loại cây trồng bao gồm lúa, cà chua, bầu bí, cải xanh, nhiều giống rau khác nhau và một số loại hoa.

 

Việt Nam: Những vườn rau sân thượng

Hiện nay, những vườn rau sân thượng tại Việt Nam có quy mô nhỏ hơn nhiều so với ở Pháp và Nhật Bản vì đa số là tự phát, nhưng những vườn rau này cũng đã sử dụng phương pháp trồng thủy canh để tiết kiệm diện tích và có năng suất khá cao.

 

 
photo-2-1487037701105.jpg

Vườn rau sân thượng của đầu bếp khách sạn ở Hà Nội Bùi Minh Tuấn. Ngay khi xây nhà, anh đã thiết kế trải lưới thủy tinh quét lớp chống thấm sau đó lát gạch đỏ để bắt tay trồng rau lâu dài, ngăn việc thấm mái tầng thượng.

photo-0-1491554953216.jpg

Vườn rau của anh Tuấn sử dụng hệ thống tưới tự động, hiệu quả đối với những người bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc vườn rau.

 
 
1615_vuon-rau-tren-san-thuong-nha-ly-hai-minh-ha19.jpg

Hệ Thống rau thủy cảnh trên tầng thượng, ngôi biệt thự 3 tầng tại quận 10, Tp.HCM của Lý Hải - Minh Hà.

bo-me-hai-rau-2-1490351313-width500height375.jpg

Lý Hải cũng có 15 khay trồng rau trên mái nhà.

Thành phẩm rau thu được mỗi lần thu hoạch.

 
 
vuon-rau-10m2-theo-mo-hinh-khi-canh-thu-hang-ta-rau-cua-ong-bo-tre-o-sai-gonf2b408ec31_lpob.jpg

Vườn rau không cần đất của anh Trương Minh Sơn 34 tuổi tại Gò Vấp, TP.HCM thu được sản lượng 40kg/m2 bằng việc sử dụng mô hình thủy canh hồi lưu bằng trụ đứng.

 
 
vuon-rau-10m2-theo-mo-hinh-khi-canh-thu-hang-ta-rau-cua-ong-bo-tre-o-sai-gon1a1079192d_yjab.jpg

Chi phí vật liệu cho mỗi trụ là 1,8 triệu đồng, tiền điện mỗi trụ là 15.000 đ/tháng, phí dung dịch muối khoáng là 50.000 đ/tháng. Thời gian thu hoạch nhanh hơn 30% so với phương pháp thổ canh, với các loại rau muống và rau cải là 20-25 ngày, các loại rau thông thường khoảng 30-35 ngày.

 
 
14853949148395-20160718_161311_hdr.jpg

Hệ thống phun nước và muối khoáng của anh Sơn có thể hẹn giờ và tự chạy hoàn toàn, rất phù hợp với người dân đô thị có công việc bận rộn.

 

Niên Hồ