Trung Quốc thử nghiệm rào chắn để hạn chế sang đường bừa bãi

Các nhà chức trách tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc gần đây đã đặt tại các giao lộ đông đúc một cái rào chắn dành cho người đi bộ - vốn chỉ mở khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh. Phương pháp này nhằm ngăn ngừa tình trạng sang đường bừa phứa - nay đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc.

jaywalking-750x502.jpg

Không chỉ riêng Trung Quốc mà các quốc gia châu Á cũng ‘đau đầu’ với tệ nạn này khi người đi bộ ‘ngó lơ’ hoàn toàn các tín hiệu giao thông và băng qua đường.

Điều này góp phần gây kẹt xe và tắc nghẽn giao thông, nhất là ở các thành phố lớn, và đóng tiền phạt dường như không phải là một giải pháp hiệu quả.

Rất nhiều những sáng kiến đã được đưa ra thử nghiệm trong vài năm qua để chấm dứt tình trạng này như bắt người đi đường đội nón xanh, vẽ làn đỏ trên vỉa hè để làm họ suy nghĩ kĩ trước khi qua đường hay thậm chí là đặt những mô hình người bị thương cùng biểu tượng y tế màu trắng trên đường để nhấn mạnh sự nguy hiểm. Nhưng những giải pháp này không tỏ ra hiệu quả.

DailySun-2017-05-16-AK-25.jpg

Giờ đây các quan chức tại Vũ Hán, Trung Quốc đang thử một cách tiếp cận khác - bắt người đi đường phải dừng lại tại các giao lộ đông đúc với sự trợ giúp của các rào chắn chỉ mở khi đèn xanh - giống như những rào chắn bạn thường gặp tại các toa tàu điện ngầm.

Hiện tại chúng chỉ được đặt tại một vài điểm mà người đi đường băng qua, nhưng nếu giải pháp thành công, các nhà chức trách sẽ có thể lắp đặt chúng trên khắp thành phố.

Hàng rào này chỉ cho phép người đi đường băng qua khi đèn chuyển sang màu xanh, và đóng lại khi đèn đỏ. Nhưng làm thế nào để ngăn chặn người đi đường đi vòng xung quanh hàng rào hay nhảy qua? Câu trả lời là sử dụng các camera giám sát xung quanh để ghi hình và chiếu lên các bảng quảng cáo điện tử xung quanh.

jaywalking-China2-750x513.jpg

Vấn nạn này dường như là một nét tiêu biểu trong văn hoá của Trung Quốc, nơi người dân thường tỏ ra thiếu chú tâm đến pháp luật và thường đổ lỗi cho chính quyền.

Nhà văn Yuan Xiaobin nói rằng tại Đức, đèn giao thông kéo dài không quá 60 giây - vốn là thời gian trung bình để người đi đường có ý định băng qua theo nghiên cứu, nhưng ở Trung Quốc đèn giao thông có thể kéo dài đến 90 giây. Khi đèn chuyển sang màu xanh cho người đi đường, không có gì đảm bảo rằng dòng xe sẽ dừng lại để nhường đường cho họ.

Hiệp (Theo Odditycentral)

TinQuânTin tức, ý tưởng