Những kỹ sư chân đất Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc

Tự mầy mò nghiên cứu bằng sự tìm tòi, chịu khó công với đôi tay khéo léo, vấp phải sự phản đối của vợ con, bạn bè hàng xóm cho là thằng điên nhưng chàng kỹ sư chân đất vẫn bền bỉ tìm tòi nghiên cứu và cho ra đời máy phát điện bằng hướng gió 4 cánh quạt.

Mày mò chế tạo máy phát điện bằng sức gió, nhiều lần thất bại, vợ con cằn nhằn, bạn bè, hàng xóm cho là “thằng điên”, nhưng anh vẫn bền bỉ và cuối cùng đã cho ra đời máy phát điện bằng sức gió bốn cánh quạt.

Theo báo Tuổi trẻ sau thành công bước đầu, anh Trần Thanh Thành (ngụ ấp 3, xã Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) tiếp tục cải tiến máy phát điện bốn cánh quạt thành máy phát điện mười cánh quạt hình trái bí thích nghi với mọi điều kiện.

Từ gió mạnh đến gió hiu hiu, máy vẫn phát ra nguồn điện trời cho. Anh được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ cho sản phẩm này.

Anh Thành cho biết ý tưởng chế tạo máy phát điện từ sức gió xuất hiện từ một lần đi xe đạp điện, xe hết nguồn năng lượng dự trữ trong bình điện, anh đạp xe một đoạn xe lại có điện đưa anh tới nơi cần đến.

Động tác xoay chuyển có thể tạo ra nguồn điện đã thôi thúc anh chế tạo thử máy phát điện bằng sức gió, không lệ thuộc vào nguồn điện sinh hoạt vào mùa nắng hay bị cúp cả ngày.

Bắt tay vào chế tạo máy, mọi việc khởi đầu đều không đơn giản. Do điều kiện gia đình không khá giả, nhà lại đông anh em, con đường học vấn của anh dừng lại ở lớp 9. Với mớ kiến thức ấy, để chế tạo máy phát điện quả là chuyện không tưởng, nhưng niềm đam mê sáng tạo đã luôn thôi thúc anh phải thực hiện cho bằng được ý tưởng của mình về chiếc máy phát điện.

Anh Thành đã bỏ thời gian nghiên cứu mày mò và qua bao lần thất bại bởi anh không tính được độ lệch của cánh quạt để nhận lượng gió tạo nên dòng điện. Khi chỉnh sửa lại độ lệch để nhận sức gió nhiều hơn thì cánh quạt nhiều lần bị gãy khi gió mạnh. Đến lúc cân được sức gió tạo nên dòng điện thì mạch điện lại bị cháy…

Hàng xóm, bạn bè thấy anh thất bại, cười nhạo bảo anh là “thằng điên”. Gia đình anh lúc này hay cằn nhằn bảo sao không lo làm ăn nuôi vợ con mà lại mất nhiều thời gian vào việc không đâu!

Với sản phẩm máy phát điện bốn cánh quạt, anh Thành được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ năm 2011 và Đài truyền hình VN (VTV2) trao giải nhất do khán giả xem đài bình chọn. Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận sản phẩm máy phát điện bằng sức gió (máy hình trái bí) do anh Trần Thanh Thành sản xuất.

Kỹ sư chân đất phát minh lò đốt rác thải khiến thế giới kinh ngạc

Lao động đưa tin, ông Trịnh Đình Năng bỏ hàng chục cây vàng để nghiên cứu công nghệ tách kim loại quý tuy không thành công, song đã cho ông nhiều kinh nghệm quý báu. Từ những nghiên cứu đó, ông đã sáng chế thành công “lò đốt rác thải rắn y tế nguy hại” theo công nghệ của riêng ông, đem lại nhiều lợi ích cho đất nước.

Sau khi thất bại trong việc nghiên cứu tách vàng, bạc từ quặng, ông Trịnh Đình Năng đã thu thập được nhiều kiến thức quý báu về việc tạo nhiệt trong sản xuất. Ông Năng chia sẻ, thời gian sau này ông vẫn luôn ấp ủ nghiên cứu một đề án cho riêng mình.

Bản thân cha ông trước đây là một bác sĩ nên ông luôn quan tâm tới lĩnh vực y tế. Ông cho rằng: Mỗi ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải y tế từ các bệnh viện, nếu không được xử lý sớm sẽ là nguồn gây bệnh đe dọa trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư. Từ những suy nghĩ đó, ông đã tiếp tục nghiên cứu viết đề án.

Năm 2009, ông gửi đăng ký sáng chế “Lò đốt rác thải rắn y tế nguy hại” cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Năm 2012, ông bảo vệ thành công và được cấp bằng sáng chế độc quyền cho đề án này.

Sau khi ông Trịnh Đình Năng được cấp bằng sáng chế độc quyền, một công ty chế tạo máy hàng đầu của Đức đã liên hệ để mua lại sáng chế của ông với giá hơn 300.000 euro (khoảng 10 tỉ VND). Tuy nhiên, ông đã từ chối đề nghị của họ mà chỉ đồng ý hợp tác cùng sản xuất. Lý do ông đưa ra là việc nghiên cứu này không chỉ của riêng ông mà là của cộng đồng người Việt Nam. Đây là trí tuệ và chất xám của người Việt.

Theo blogkhoahoc.vn

TinQuânTin tức