Nhà máy bị bỏ hoang đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật khi được "giải tỏa kết cấu"

Năm 1973, kiến trúc sư Ricardo Bofill đã phát hiện ra La Fabrica, một nhà máy xi măng bị bỏ hoang ngoại ô thành phố Barcelona và ông đã cải tạo nơi đây thành chính ngôi nhà của mình.

Nhà máy hiện được chia thành bốn khu vực - studio kiến rúc, phòng triển lãm, khu vườn và khu vực sinh sống. 

Trong 1 năm rưỡi, với việc áp dụng xu hướng "Deconstruction - giải tỏa kết cấu", Ricardo Bofill đã biến nhà máy La Fbrica, một nơi có diện tích gần 3.000 m2 và 2,5 km đường hầm, trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Xu hướng "giải tỏa kết cấu" nổi lên vào cuối thập niên 80, và triết lý của xu hướng là luôn hướng đến việc loại bỏ những cấu tạo cứng nhắc và theo khuôn mẫu. 

Do đó, Bofill đã lột bỏ lớp áo cũ của tòa nhà, bằng việc xây dựng lại các khu từng được sử dụng để sản xuất xi măng tẻ nhạt thành những không gian tập trung nhiều cho ánh sáng. 

Ngoài ra, những máy chứa silo to lớn hay những máy làm xi măng cũ kỹ đã trở thành vật trang trí cho trần nhà hoặc căn phòng. 

Bofill đã chia sẻ rằng: "Đối với tôi, nhà máy là một nơi kỳ diệu, nơi bầu không khí mới lạ của nó khó có thể cảm nhận được bằng những đôi mắt trần tục. Đây cũng là nơi duy nhất tôi có thể tập trung và liên kết các ý tưởng một cách trừu tượng nhất."

La Fabrica là một trong những tác phẩm sử dụng thiết kế "giải tỏa kết cấu" nổi tiếng. Từ đó, xu hướng này đã bùng nổ và ngày nay có rất nhiều tòa nhà sử dụng xu hướng này như: bảo tàng nghệ thuật Weisman, UFA Cinema Center, sân vận động của đại học Phoenix....

Bảo Trung (Theo mymodernmet)