Tình yêu và nỗi buồn của đôi vợ chồng già qua bộ ảnh 'chỉ một khung hình'
Trong suốt 12 tháng, nhiếp ảnh gia người Anh, Ken Griffiths đã ghi lại hình ảnh tình yêu của đôi vợ chồng già ở miền quê nước Anh mỗi tháng, bằng việc chụp những tấm hình giống hệt nhau tại khu vườn của họ.
11 bức ảnh đầu tiên, đôi vợ chồng được gọi là 'Ông bà Sweetman' luôn đứng ở đúng một vị trí giống nhau, tư thế giống nhau. Chúng ta chỉ có thể nhận thấy sự khác nhau của thời tiết và khu vườn trong ảnh.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi tại bức ảnh cuối cùng, người vợ già đã không còn xuất hiện trong ảnh nữa, chỉ còn khuôn mặt buồn bã của 'ông Sweetman'.
Thông qua bộ ảnh theo phong cách nghệ thuật đương đại này, nhấn mạnh vào ý niệm, Ken Griffiths truyền tải những thông điệp nghệ thuật tới người xem, bằng những hình ảnh chân thực nhất về niềm vui, nỗi buồn của 'Ông bà Sweetman'.
Album 'In An English Country Garden' về 'Ông bà Sweetman' khi xuất bản trên Tạp chí The Sunday Times năm 1964 và đã khiến loại hình nghệ thuật được thêm nhiều người biết tới.
Tới nay, có khá nhiều những nghệ sĩ đã thực hiện loại hình 'nghệ thuật biểu diễn' trong một năm giống như Ken Griffiths.
Sam Hsieh là một ví dụ điển hình khi người nghệ sĩ này đã thực hiện một loạt những tác phẩm từ năm 1978 - 1980 như: 'một năm sống ở ngoài đường' hay là 'một năm sống trong nhà giam'.
Triết lý của nghệ thuật đương đại đó là mọi vật, mọi việc và mọi góc độ trong cuộc sống của chúng ta đều có thể trở thành nghệ thuật và ý tưởng mới chính là tác phẩm.
Hàng ngày, chúng ta có thể thấy được rất nhiều vấn đề trong xã hội nhưng để có thể biến chúng thành những tác phẩm 'nghệ thuật trình diễn đương đại' thì phải đòi hỏi một sự kiên trì và ý tưởng của bạn phải chạm tới cực hạn của con người.
Bảo Trung