Ứng dụng công nghệ thực tế ảo cho người khuyết tật

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở châu Âu đang sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp những người cụt tay, chân, vượt qua những vấn đề ảo giác về chi (hay còn gọi là những cơn đau ma quái) sau khi đã phẫu thuật một thời gian.

Các nhà nghiên cứu thuộc Ecole polytechnique fédérale de Lausanne (EPFL) đã tạo ta một phương thức mới nhằm giúp hàng triệu người bị cụt tay chân vượt qua vấn đề “ảo giác về chi sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ một thời gian”, bằng cách đánh lừa não bộ để xác định những chiếc tay chân giả là một phần cơ thể.

Theo một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Amputee Coalition, thì chỉ riêng ở Mỹ, hiện có gần 2 triệu người bị cụt tay, chân hoặc cả hai. Mỗi năm, có khoảng 185.000 trường hợp bị cắt bỏ tay, chân ở Mỹ, và phần lớn những người này đều sử dụng tay, chân giả thay thế.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi được lắp tay, chân giả thì các bộ phận này lại không khớp với nhận thức của não về bộ phận tay, chân đã được thay thế của họ. Rất nhiều người bị cụt tay, chân vẫn có cảm giác và đau tại phần tay, chân đã bị cắt của họ, đây được gọi là hiện tượng ảo giác về chi sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ một thời gian, và những bộ phận tay chân giả này thường không được não tiếp nhận như những bộ phận tay chân đã bị cắt bỏ.

Mặc dù các công nghệ tay chân giả này đang phát triển nhanh, nhưng phần lớn các loại tay, chân giả không được trang bị công nghệ cần thiết để có cảm giác trở lại với cơ thể người bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc những người bị cắt bỏ tay, chân phải thường xuyên đảm bảo chắc chắn rằng phần tay, chân giả của họ đang hoạt động như họ muốn – một điều mà họ không cần làm nếu như vẫn còn tay chân thật.

Nhóm nghiên cứu của trung tâm EPFL muốn phân tích xem một người bị cắt tay, chân “xem” phần tay, chân của họ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức về một chiếc tay/chân giả. Không chỉ dựa vào thị giác, nhóm nghiên cứu này kết hợp cả thị giác và xúc giác.

“Não chúng ta thường sử dụng các giác quan để đánh giá những gì thuộc về cơ thể mình và những gì nằm ngoài cơ thể. Chúng tôi đã biết chính xác cách thị giác và xúc giác có thể được kết hợp với nhau như thế nào để đánh lừa não bộ của những người cụt tay, chân về cảm nhận của não, khớp nối chiếc tay giả với một ảnh hưởng bổ sung mà ảo giác về chi, sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ một thời gian tăng lên trong phần tay, chân giả”, ông Giulio Rognini, chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Cognitive Neuroprosthetics cho biết.

Trong một thí nghiệm với những người bị cụt hai tay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cảm giác xúc giác cho đối tượng trên đầu các bộ phận tay giả bằng cách mô phỏng các dây thần kinh trong tay họ. Các đối tượng này được đeo những chiếc kính thực tế ảo, giúp hiển thị một ngón tay trỏ trong bàn tay giả của họ. Bất cứ khi nào có cảm giác, thì ngón tay trỏ này phát sáng.

Các bệnh nhân cho biết họ cảm giác như chiếc tay giả này là một phần cơ thể của mình một cách đúng nghĩa. Khi kết thúc nghiên cứu, những người bị cụt tay này cũng cho biết ảo giác về phần chi đã cắt bỏ về đã khớp với phần chi giả của họ.

Trước nghiên cứu, những bệnh nhân này cho các nhà nghiên cứu biết rằng ảo giác phần tay đã cắt bỏ của mình không ăn khớp gì với chiếc tay giả cả. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các bệnh nhân cho biết rằng, ảo giác về tay chân đã bị cắt bỏ này đã “lan ra” trong phần tay giả của mình – giống như đang đeo găng tay vậy.

Đây là lần đầu tiên thông tin đa giác quan được sử dụng để mang lại những trải nghiệm có sức thuyết phục với đối tượng nghiên cứu là con người, và cho phép các nhà nghiên cứu biết rõ hơn về một cơ chế cảm nhận được gọi là “lồng vào nhau” (khi một ảo giác về phần tay chân đã bị cắt lan ra trong một kích thước “chuẩn” hơn).

Công nghệ này có thể giúp cho những người bị cụt tay, chân kết nối tốt hơn với phần tay chân giả của mình trong khi phần tay chân giả vẫn ngày càng trở nên “thật” hơn với họ.

“Nghiên cứu nhận dạng này có thể được biến thành một liệu pháp điều trị, giúp các bệnh nhân biến những chiếc tay, chân giả họ đang mang trở thành một phần cơ thể thực sự của họ”, ông Rogini cho biết.

 

Phước Anh (Theo Interestingengineering)