Tình nguyện cho rắn cắn để điều chế vaccine

Một nhà khoa học người Mỹ đã tự nguyện trở thành nạn nhân của loài bò sát này hàng trăm lần với hy vọng có thể bào chế ra vaccine phòng chống nọc độc của rắn

Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 20 nghìn người tử vong do bị rắn độc cắn trên toàn cầu. Đó chính là lí do thôi thúc nhà khoa học Mỹ Tim Friede, sinh sống ở thành phố fond du lac, bang Wisconsin của Mỹ điều chế một loại vaccine phòng chống nọc độc của rắn.

Trên cơ thể anh Tim Friede có hơn 200 vết rắn cắn.

Trong suốt 17 năm qua, anh Friede đã cho nhiều loại rắn độc cắn mình, để lại hơn 200 dấu tích trên cơ thể anh. Trong số những con rắn anh cho chúng căn mình có những loài rắn cực độc như taipan và manba. Taipan và mamba là 2 loài rắn có thể cắn chết người.

Tôi sẽ không dừng lại cho đến khi tìm được vắc-xin hoặc là tôi sẽ chết. Quá nhiều người bị rắn cắn và tôi biết rằng vắc-xin của tôi sẽ giúp được họ một khi bào chế thành công” ,  anh Tim Friede cho biết.

Sự liều lĩnh đã giúp anh Tim Friede có hệ miễn dịch đáng kinh ngạc.

Trước đó vào năm 2011, sau khi bị 2 con rắn hổ mang cắn, anh Tim rơi vào trạng thái hôn mê và suýt bị tử thần lấy mạng. Điều này đã thôi thúc anh dấn thân vào một cuộc thử nghiệm liều lĩnh.  Và chính sự liều lĩnh này đã đem lại cho anh một hệ miễn dịch đáng

Sự liều lĩnh này đã đem lại cho anh một hệ miễn dịch đáng kinh ngạc. Đó chính là gẫn như miễn dịch với rắn độc

Nói về lí do anh Friede gần như miễn dịch với rắn độc, tiến sĩ Brian Hanley, nhà nghiên cứu vi trùng học của đại học California, đồng thời là nhà sáng lập Butterfly Sciences, một công ty chuyên về liệu pháp gen và siêu miễn dịch cho biết: “Trong máu của Friede có nồng độ kháng thể đối với nọc độc rắn rất cao. Ít nhất là gấp đôi người bình thường. Có được điều này quả thực không hề dễ dàng”.

Với hy vọng có thể thay đổi viễn cảnh hàng chục ngàn người tử vong do rắn cắn mỗi năm anh Friede đã nhiều lần mạo hiểm mạng sống trong các cuộc thí nghiệm và phải trả giá đắt bằng sự đổ vỡ trong hôn nhân. Năm 2015, vợ ông Tim, bà Beth Friede, đã đâm đơn ly dị chồng sau 20 năm kết hôn vì tức giận bởi phương pháp nghiên cứu chẳng giống ai của chồng mình.

Thế nhưng người đàn ông 39 tuổi này vẫn khẳng định vẫn sẽ không ngừng việc nghiên cứu vaccine kháng nọc rắn cho tới khi từ giã cõi đời. Anh Friede hi vọng thí nghiệm của mình có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất vaccine.

Vì say mê tìm kiếm vaccine kháng nọc rắn, anh Tim Friede đã bị vợ bỏ.

Dù vậy, các nhà khoa học trên thế giới vẫn cảnh báo rằng, việc tự tiêm nọc rắn vào người là điều vô cùng nguy hiểm.

“Nghiên cứu thuốc giải độc do bị rắn cắn đòi hỏi sự hiểu biết về các thành phần độc tố khác nhau tạo nên nọc độc. Trong lịch sử, phương pháp điều trị rắn cắn chủ yếu là lấy máu của những con ngựa hoặc cừu miễn dịch với nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc” Tiến sĩ Rachel Currier, chuyên gia về các loại nọc độc đến từ Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh học London , Anh cho biết.

Ngoài 100.000 người thiệt mạng mỗi năm, trên thế giới còn ghi nhận 400.000 nạn nhân bị rắn cắn dẫn đến tàn tật.

Hoài Thanh theo (Barcoft TV)