Công nghệ mô phỏng cảm giác hỗ trợ bệnh nhân giảm trí nhớ

Chiếc bàn cảm ứng này được thiết kế đặc biệt dành cho những người đang ở trong giai đoạn cuối của chứng mất trí nhớ. Theo công ty OM Interactive, thiết bị này sử dụng tia hồng ngoại để nhận biết các cử động của bệnh nhân.

Việc tiếp xúc và tương tác với các hình ảnh nhiều màu sắc, sẽ giúp kích thích não bộ ở nhiều khu vực khác nhau.

Việc tiếp xúc và tương tác với các hình ảnh nhiều màu sắc, sẽ giúp kích thích não bộ ở nhiều khu vực khác nhau.

Việc tiếp xúc và tương tác với các hình ảnh nhiều màu sắc, sẽ giúp kích thích não bộ ở nhiều khu vực khác nhau.

Cô Anna Park, Đại diện Công ty OM Interactive chia sẻ với phóng viên AP: “Âm nhạc trong thiết bị có thể kích thích thùy trán. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh sáng nhiều màu từ thiết bị, có thể giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động độc lập

Theo công ty, sản phẩm này có thể dùng trong các viện dưỡng lão, bệnh viện, nhằm tạo cơ hội cho bệnh nhân giao tiếp với nhau, để có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Thiết bị này sử dụng tia hồng ngoại để nhận biết các cử động của bệnh nhân.

Thiết bị này sử dụng tia hồng ngoại để nhận biết các cử động của bệnh nhân.

Thiết bị này được sử dụng tại các bệnh viện, ko chỉ để kích thích não bộ, mà còn được sử dụng để luyện tập sức khỏe thể chất, vì thiết bị này có thể đặt trên bàn hoặc dưới sàn nhà. Dù ko thể đảo ngược quá trình của chứng mất trí nhớ, nhưng thiết bị này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và luôn giữ cho não hoạt động” – cô Anna cho biết thêm.

Một thiết bị khác cũng có chức năng tương tự, có tên gọi là Chiếc hộp âm nhạc.

Khi đặt chiếc vỏ sò này vào phần cảm ứng giữa hộp, có thể nghe được tiếng sóng biển.

Khi đặt chiếc vỏ sò này vào phần cảm ứng giữa hộp, có thể nghe được tiếng sóng biển.

Khi đặt chiếc vỏ sò này vào phần cảm ứng giữa hộp, có thể nghe được tiếng sóng biển.

Tương tự với các vật dụng khác như đàn guitar, hay băng casette. Thiết bị này giúp bộ não của người bệnh luôn hoạt động để nhớ về các ký ức, thông qua những âm thanh quen thuộc.

Chloe Meineck, Giám đốc Công ty sản xuất Chiếc hộp âm nhạc, cho biết: “Khi nghe thấy những âm thanh này, những hình ảnh, vật thể, sẽ ùa về trong đầu bệnh nhân. Nó giúp bệnh nhân nhớ lại những kỷ niệm cá nhân, những món đồ hay hình ảnh mà mình yêu thích”.

Hiện nay tại nước Anh có hơn 850.000 người bị mất trí nhớ, đa phần là ngoài 65 tuổi.

Hiện nay tại nước Anh có hơn 850.000 người bị mất trí nhớ, đa phần là ngoài 65 tuổi.

Hiện nay tại nước Anh có hơn 850.000 người bị mất trí nhớ, đa phần là ngoài 65 tuổi. Tổ chức nghiên cứu bệnh Alzhemer của Anh ước tính, số bệnh nhân sẽ vượt hơn 1 triệu người, vào năm 2025.

Nhóm những người phát minh thiết bị hy vọng rằng, những thiết bị áp dụng công nghệ mô phỏng cảm giác này sẽ là một đóng góp tích cực trong việc giảm số người mắc chứng giảm trí nhớ.

Thương Huyền (Theo AP)