Những phát minh độc đáo giúp trẻ ngủ ngon
Việc chuyển đứa bé sơ sinh đang ngủ trong vòng tay êm ái sang chiếc nôi tưởng dễ song thậm chí rất khó.
Nó đòi hỏi thao tác xử lý thật chính xác như thể công binh xử lý vật liệu nổ. Nếu thất bại, đứa bé sẽ thức giấc, khóc om sòm, không thèm ngủ nữa.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, nhiều bậc cha mẹ đã phát minh nôi/cũi và nhiều thứ khác, vừa tuyệt diệu nhưng cũng vừa kỳ quái.
Cái nôi và xích đu
Buổi ban đầu, cái nôi cho trẻ sơ sinh cũng giống như cái võng vậy. Sau đó mới ra đời cái nôi bằng gỗ và vì lý do vệ sinh mà kim loại trở nên phổ biến vào thế kỷ 19.
Có hàng ngàn phát minh trong danh mục của Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (PTO) dùng cho “Những cái giường bé xíu cho trẻ sơ sinh hoặc những cái nôi với cơ chế đu đưa” đã ra đời từ giữa thập niên 1800. Nếu như các bà mẹ cần có một cái nôi kết hợp ghế bành và giường gấp thì năm 1871 đã ra đời cái “giường sofa”.
Bước sang thế kỷ 20, các nhà phát minh đã thêm bánh răng, động cơ lò xo và tay quay vào cái nôi để nó tự rung lắc hay chí ít là cái nôi tự đung đưa trong một khoảng thời gian.
Cuối cùng một cái nôi điện xuất hiện vào năm 1924, tức khoảng thời gian một nửa dân số Mỹ đã có điện.
Kể từ đó, người ta cắm điện vào xích đu hay nôi trẻ con bất kỳ khi nào cần. Giờ đây nhờ công nghệ Bluetooth ứng dụng vào loại xích đu MamaRoo 4 mà xích đu có thể tự chuyển động theo ý người mẹ muốn”; hay cái đu quay Graco Sense2Soothe còn có “công nghệ phát hiện tiếng khóc trẻ con”, hoặc loại nôi SNOO Smart Sleeper với “cảm xúc ôn hòa trong bụng mẹ” và sau cùng là loại cũi Max Motor Dreams (hãng Ford) có thể bắt chước chiếc xe hơi đang lái (tuy nhiên sản phẩm này chưa được bán ra cộng đồng).
Nôi trẻ em gắn chung với giường mẹ
Đó là một nửa cái thùng với 3 thanh gỗ, 2 thanh gác 2 bên và 1 thanh gác trên đầu, có lẽ là thiết bị đầu tiên trên thế giới dùng để ngủ đêm. Nó được gọi là “Arcuccio” hay “Arcutio” (tiếng Ý có nghĩa là “mái vòm nhỏ”), phát minh có từ thế kỷ 17, là một kiểu giường ngủ của mẹ mà có con ngủ chung, nhằm cho phép mẹ có thể ngủ và cho con sơ sinh bú suốt đêm mà không sợ đè lên con, hay sợ con lăn rớt xuống giường.
Arcutio không thu hút sự quan tâm của thế giới nhưng nó “ngăn trẻ em bị lật” khi vào năm 1895, Quốc hội Anh đã tranh luận việc phạt các bà mẹ để cho con chết bên cạnh họ. Rồi thì trẻ em thường được cho ngủ cạnh mẹ khoảng vài tháng sau khi sinh, bởi vì nhà cửa thường không được sưởi ấm tốt.
Những phát minh của thời đại đó là nôi trẻ em được gắn cạnh giường cũng như ngày hôm nay người ta đặt nôi trẻ con cạnh giường của cha mẹ.
Nôi cửa sổ
So với cái nôi xích đu và nôi gắn chung giường thì đây có lẽ là bằng sáng chế kỳ lạ nhất: Cái giường trẻ em được treo lơ lửng hay gắn vào khung cửa sổ hoặc vào các vật thể khác, đó là nôi cửa sổ.
Bằng sáng chế đầu tiên cho loại nôi này xuất hiện từ năm 1919, không lâu sau đó bác sĩ nhi khoa Mỹ là Luther Emmett Holt đã khẳng định phát minh này trong cuốn sách của ông mang tiêu đề Chăm sóc và cho trẻ ăn uống rằng “không khí sạch đã tái tạo và làm sạch máu” và “những trẻ em ngủ ngoài cửa sổ thường khỏe mạnh hơn”.
Tại sao cái cũi trẻ em lại treo lơ lửng ngoài cửa sổ, phải chăng nó là một dạng điều hòa không khí? Có lẽ vậy! Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ-Eleanor Roosevelt từng sử dụng một trong các cửa sổ căn nhà phố của mình để cho con gái rượu Anna cho đến khi hàng xóm đe sẽ báo cáo tội đày đọa trẻ con của bà.
Trong cuốn hồi ký, phu nhân Eleanor Roosevelt thảng thốt viết: “Họ gây “sốc” cho tôi, bản thân tôi luôn nghĩ rằng mình là bà mẹ hiện đại nhất”. Mặc dù nôi cửa sổ không thật sự phổ biến ở New York, nhưng nó lại thông dụng ở London.
Nôi không khí
Ngoài nôi cửa sổ thì có một thứ nôi trẻ em được cho là giám sát môi trường xung quanh trẻ. Nhà tâm lý học B.F. Skinner đã phát minh ra loại “nôi không khí” vào năm 1944: Một loại cũi hoàn toàn kín với 3 mặt và 1 cái trần, mặt trước nôi làm bằng kính an toàn, nhằm cho phép nhiệt độ và độ ẩm hoàn toàn được kiểm soát bên trong nôi trẻ.
Ông Skinner phát minh ra nôi không khí bởi quan tâm rằng cái nôi sẽ tự định hướng cho trẻ. Nôi không khí của Skinner không được công chúng đón nhận rộng rãi, có lẽ bởi vì Skinner cũng đã phát minh ra một cái hộp dùng để nghiên cứu hành vi động vật, và thiết bị này cũng khiến các bậc phụ huynh tỏ vẻ khó chịu.
Tuy vậy, mong muốn về một môi trường giám sát trẻ con là chuyện thời sự hơn lúc nào hết. Năm 2016, công ty kiểm soát nhiệt thông minh Nest (trực thuộc Alphabet, công ty mẹ của Google) đã nộp bằng sáng chế cho loại nôi thông minh.
Loại cũi/nôi này sẽ báo cáo về nhiệt độ của trẻ em, nhiệt độ trong phòng, khi bé đói, mệt mỏi hay cần thay tã. Mặc dù nôi thông minh của công ty Nest chưa bán trên thị trường, nhưng các bậc phụ huynh cũng có thể mua loại vớ/tất Owlet có thể đo nhịp tim và lượng oxy trong máu trẻ, và còn có một cái camera chuyên theo dõi trẻ con từ xa cũng như kiểm tra nhiệt độ trong phòng.
Xe đẩy trẻ em
Thứ đầu tiên giúp vận chuyển trẻ con là cái địu. Mẹ đi lại làm ăn sẽ địu con trên lưng và chúng cứ hạnh phúc như thế.
Cái địu trẻ em dần bị “thất sủng” từ khoảng giữa và cuối thế kỷ 19 tại các thành thị ở châu Âu và Mỹ khi đường sá trải nhựa láng o và xe đẩy trẻ con trở thành một biểu tượng thông dụng.
Vào năm 1892, nhà phát minh Charles Taylor đã nộp bằng sáng chế cho một sản phẩm may mặc dùng để “địu em bé, chở bưu kiện”, nhưng sản phẩm này ít được chú ý. Một nỗ lực khác, từ năm 1943 ra đời loại xe đẩy trẻ em nhìn hao hao như một cái túi đeo vai cho con nít.
Đến năm 1984, nhà phát minh Ann Moore trình làng mẫu xe đẩy tay Snugl có cấu trúc mềm và đã nhận được bằng sáng chế. Sản phẩm này tồn tại đến tận ngày nay.
Xe đẩy Snugli mang lại sự thoải mái và dễ sử dụng hơn các sản phẩm xe đẩy trẻ con trước đó, đồng thời thái độ chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh trong 2 thập niên 1970 - 1980 cũng thay đổi theo.
Cách chăm sóc nhạy cảm, ấm áp và tiếp xúc vật lý với con trẻ không còn được coi là một mối đe dọa cho sự phát triển tính tự chủ của trẻ em nữa. Ngày hôm nay các bậc cha mẹ còn có thể vô tư chất thêm ít đồ để ở các túi bên cạnh xe đẩy trẻ con khi cần đi đâu đó.
Hộp trẻ em
Kể từ thập niên 1940 tại Phần Lan, mỗi bà mẹ sắp sinh khi có mặt ở phòng khám tiền sản đều được các nhân viên y tế phát cho một cái hộp các-tông có chứa những thứ cần cho việc chăm sóc em bé như khăn, tã, nhiệt kế, vớ và áo ấm.
Kế đó, bản thân cái hộp sẽ đóng vai trò như một loại nôi. Nhờ có cái hộp này mà đã giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Phần Lan từ 0,65% (năm 1935) xuống 0,025% (ngày nay).
Tuy nhiên, kể từ khi có chiếc hộp trẻ em thì chính phủ Phần Lan lại yêu cầu các địa phương phải cung cấp chăm sóc tiền sản và phòng khám chăm sóc trẻ con.
Ngày nay một số tiểu bang ở Mỹ như Ohio, New Jersey và Alabama cùng một số quốc gia khác như Anh, Canada và Ấn Độ đều dùng hộp trẻ con. Một số nơi khi cha mẹ đi dự các hội thảo giáo dục thì sẽ được phát các hộp trẻ em này. Những cái hộp be bé được sản xuất hàng loạt và được bán với giá rẻ bèo.
Theo Nguyễn Thanh Hải (Dân Việt)