Sản xuất thịt từ khí CO2

Air Protein, một công ty khởi nghiệp của Mỹ, mới đây thông báo nắm trong tay công nghệ làm ra thịt từ khí CO2 - loại khí được xem là thủ phạm gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

 Quy trình chăn nuôi để tạo ra thịt hiện nay của loài người được xem là một nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho hành tinh. Vì vậy giải pháp làm ra thịt từ không khí, không chỉ giúp bảo vệ trái đất của chúng ta, mà còn tốt cho sức khỏe.

Đặt tên cho sáng chế là “protein bền vững nhất”, Air Protein khẳng định các loại thịt giả rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng.

Đặt tên cho sáng chế là “protein bền vững nhất”, Air Protein khẳng định các loại thịt giả rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng.

Air Protein là một công ty khởi nghiệp ở Vịnh San Francisco, Mỹ. Công ty này khẳng định nắm trong tay công nghệ làm ra thịt từ khí CO2, vốn được xem là gây tình trạng nóng dần lên của bầu khí quyển. Air Protein dựa trên ý tưởng đã có hơn nửa thế kỷ trước của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, đó là tái sử dụng khí CO2 do các phi hành gia thải ra trong không gian kín của tàu con thoi, để chế biến lại thành thực phẩm.

 Trong một thông cáo báo chí, công ty Air Protein cho biết: “Đây là loại thịt đầu tiên làm từ không khí, tạo ra từ những thành phần có trong không khí mà chúng ta đang hít thở mỗi ngày”.

Air Protein đã dựa vào vi khuẩn hydrogenotrophic, loại vi khuẩn có thể tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2, để tạo ra thịt.

Air Protein đã dựa vào vi khuẩn hydrogenotrophic, loại vi khuẩn có thể tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2, để tạo ra thịt.

Để tạo ra loại thịt từ không khí, Air Protein đã dựa vào vi khuẩn hydrogenotrophic, loại vi khuẩn có thể tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2. Quá trình chuyển hóa này cũng gần giống quá trình lên men làm sữa chua hoặc ủ men bia. Theo đó, với các bình ủ men có vi khuẩn, các nhà khoa học đưa vào đó khí CO2 cùng với nước và nhiều khoáng chất. Sản phẩm thu được là loại bột màu nâu nhạt chứa đến 80% protein nhưng không có mùi vị.

Trước khi nấu, loại thịt do Air Protein có hình dạng bột.

Trước khi nấu, loại thịt do Air Protein có hình dạng bột.

Air Protein khẳng định, phát minh của họ sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất thực phẩm trong tương lai, bởi do sản xuất trong bình chứa nên không lệ thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn nước và điều kiện thời tiết như cách con người đang nuôi trồng hiện nay.

Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt từ không khí này được tạo thành với 9 axit amin chính yếu như của “thịt thật”.

Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt từ không khí này được tạo thành với 9 axit amin chính yếu như của “thịt thật”.

 Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt từ không khí này được tạo thành với 9 axit amin chính yếu như của “thịt thật”. Chưa kể loại thịt của Air Protein còn chứa nhiều vitamin như B12, hơn hẳn các loại “thịt chay” có thể gây thiếu chất cho những người chọn chế độ ăn chay.

 Lisa Dyson, CEO của Air Protein, cho biết: “Các nhiên liệu hiện tại đang bị căng thẳng cực độ, bằng chứng là Amazon bị đốt cháy do nạn phá rừng và hạn hán gia tăng đều đặn. Chúng ta cần sản xuất nhiều lương thực hơn với sự phụ thuộc tài nguyên đất và nước. Thịt không khí giải quyết các vấn đề tài nguyên này”.

 “Chúng tôi tin rằng thịt không khí là sự phát triển tiếp theo của phong trào thực phẩm sản xuất bền vững, sẽ là một trong những giải pháp để nuôi sống dân số ngày càng tăng mà không gây căng thẳng cho tài nguyên thiên nhiên”, Lysia nói thêm.

 Air Protein dự kiến đưa vào thị trường loại thịt này vào năm 2020.

 “Các món thịt yêu thích của chúng tôi, từ thịt gà, carne asada, thịt hun khói, bánh mì kẹp thịt, tacos và thịt viên, có thể được thưởng thức khi chúng không có nguồn gốc từ động vật”, Air Protein đề xuất trên trang web của họ.

Air Protein dự kiến đưa vào thị trường loại thịt này vào năm 2020.

Air Protein dự kiến đưa vào thị trường loại thịt này vào năm 2020.

Các chuyên gia dự đoán rằng, dân số toàn cầu sẽ đạt 10 tỷ vào năm 2050, làm tăng 70% nhu cầu sản xuất thực phẩm. Trong khi đó, thị trường ăn chay hiện nay cũng được xem là đầy lạc quan. Theo đánh giá của Ngân hàng Barclays của Anh, thị trường này có thể lên đến 140 tỉ USD trong 10 năm tới.

Thương Huyền (Theo Reuters)