Giải pháp giáo dục học sinh chưa hợp tác

I. Thực trạng: 

1. Thực trạng

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan các em dễ sa vào nghiện game từ đó các em thường xuyên không học bài và làm bài tập khi đến lớp.

1.Thuận lợi

- Đa số các em xác định được việc học tập của bản thân nên có động cơ học tập đúng đắn từ đó các em rất ngoan.

- Ban cán sự lớp là những học sinh tích cực, nhiệt tình có trách nhiệm, dễ hòa đồng luôn giúp đỡ bạn bè.

2. Khó khăn

- Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc các em, nhắc nhờ thường xuyên nên các em cũng thường vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.

- Một số học sinh khác lại chưa xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập nên cũng thường xuyên vi phạm nội quy như: không soạn bài, không làm bài tập, không phát biểu xây dựng bài...

III. Giải pháp

1. Tìm hiểu lí lịch và tâm lí lứa tuổi

Vào đầu năm học thông qua GVCN cũ, tôi tìm hiểu lí lịch, tính tình, đạo đức của từng học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Biện pháp này giúp tôi hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh  kịp thời động viên, nhắc nhở những sai sót của học sinh và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn học tập tốt.

2. Dùng biện pháp thuyết phục 

Nhằm tác động vào lí trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, bằng cách giảng giải về đạo đức được tiến hành trong giảng dạy bộ môn đạo đức Mặt khác, GVCN trò chuyện riêng với học sinh hoặc nhóm học sinh sai phạm để tâm sự, tìm hiểu, khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo uốn nắn những mặt chưa tốt.

3. Biện pháp rèn luyện học sinh

Rèn thói quen đạo đức thông qua các họat dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội, đoàn thể và sinh hoạt tập thể, ngoại khóa trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lí rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này.

4. Biện pháp thúc đẩy

Để điều chỉnh, khuyến khích học sinh nhằm xây dựng đạo đức tốt cho các em. Những nội quy, quy định của lớp, nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có hành vi đúng đắn theo yêu cầu của lớp, của trường.

Đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc nhưng không dùng lời nói, cử chỉ thô bạo xúc phạm đến học sinh.

5. Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn

Thực tiễn đã chứng minh rằng hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan phụ thuộc một phần quan trọng vào tập thể sư phạm nhà trường. Nếu tập thể sư phạm nhà trường luôn gương mẫu, tôn trọng, yêu thương học sinh thì chắc chắn đạt được thành công to lớn trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan.

Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình học tập cũng như thái độ của học sinh để cùng với giáo viên bộ môn thực hiện liên kết với gia đình học sinh. Vì vậy lúc này giáo viên bộ môn là kênh thông tin quan trọng giúp giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách chính xác.

6. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Đội viên, Sao nhi đồng: là thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì các em cần phải vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng kịp thời xu thế của thời đại văn minh, hiện đại. Do đó bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong giờ học thì các phong trào của Đội cũng giúp các em học sinh rèn luyện tốt hơn về nhiều mặt

7. Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,...

Chúng ta là giáo viên chủ nhiệm nên việc phối hợp với gia đình học sinh là rất cần thiết, nếu thấy các em có biểu hiện xấu thì có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 

Vì vậy vấn đề đặt ra là nhà trường phải kết hợp với gia đình và ai là người kết hợp? Không ai khác đó là giáo viên chủ nhiệm.

- Bàn bạc thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh.

- Tư vấn cho phụ huynh học sinh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi để có biện pháp, phương hướng giáo dục một cách phù hợp.

- Trao đổi qua điện thoại...

8. Việc tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu

Báo cáo tình hình lớp nhất là học sinh chưa ngoan để đề xuất, xin ý kiến về giáo dục học sinh.

Cha mẹ luôn muốn con mình trở thành những đứa con ngoan. Đây cũng là mong mỏi của tất cả những thầy.

IV. Hiệu quả mang lại

Vào đầu năm học 2022-2023 qua khảo sát chất lượng đầu năm học thì tôi thấy lớp vẫn còn một số em chưa ngoan. Đây cũng là điều đáng lo ngại cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm như tôi.

V. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong năm học tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- GVCN phải hiểu được tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh gia đình của học sinh, để kịp thời uốn nắn giáo dục, giúp đỡ các em.

- GVCN phải yêu nghề mến trẻ, có sự kiên trì nhẫn nại trong công tác chủ nhiệm.

Bản thân là giáo viên cần phải: luôn đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn ở từng bài, phối hợp tốt các thao tác trong tiết học trên lớp, gây ấn tượng tốt đẹp trong suy nghĩ của các em để từ đó các em yêu thích, hứng thú học tập và nghiên cứu.

Người giáo viên thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong giảng dạy.

istar.doimoisangtao.vn