Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn

1. Lý do chọn giải pháp

Môn KHTN 7 là một bộ mới của chương trình GDPT 2018 đang được bộ Giáo dục triển khai thực hiện trên cả nước. Bản thân tôi có chuyên môn Hóa học, đươc Ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách bộ môn KHTN 7 ở 2 lớp 7a1 và 7a3 ( trên tổng 3 lớp khối 7 của trường). Dù đã được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhưng bản thân không khỏi có những bỡ ngỡ và khó khăn nhất định khi thực hiện giảng dạy bộ môn này. 

Bộ môn KHTN 7 là môn mới, hiện tại đơn vị trường vẫn chưa bổ sung đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy bộ môn. Bên cạnh đó, nội dung của bộ môn KHTN 7 lại là nội dung về các nguyên tử ( phần hóa), âm, ánh sáng, từ (phần lý), tế bào, trao đổi chất ở thực vật, động vật, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của thực vật (phần Sinh),…các nội dung hầu hết HS sẽ không nhìn thấy được bằng mắt thường mà cần phải có hình ảnh phóng đại dưới kính hiển vi, vì vậy nếu GV không sử dụng các hình ảnh, video clip minh họa cho bài giảng thì HS sẽ rất khó hình dung được nội dung bài, khó tưởng tượng được đối tượng mình đang nghiên cứu, học tập.

Do đó để soạn một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học ( như Phim, ảnh, thu âm, đóng gói, Hyper link, Flash,…) là một xu hướng tất yếu của giáo viên. Chính vì vậy, để bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, để học sinh của tôi có được những tiết học hấp dẫn nhất, tôi luôn tìm tòi, học hỏi.

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã quyết định chọn nội dung “Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn”. Đây là nội dung được trình bày dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong thời gian soạn giảng và giảng dạy bộ môn KHTN 7. 

2. Nội dung giải pháp

a. Vận dụng vào phần khởi động

Để mở đầu bài học kích thích và gợi mở tinh thần học tập của học sinh, giáo viên có thể tiến hành tổ chức các trò chơi khởi động: trò chơi ô chữ, nhìn hình đoán chữ,… Để hoạt động có hiệu quả, hấp dẫn hơn thì giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, clip, phương tiện dạy học minh họa cho trò chơi.

VD: Trước khi vào bài, GV tổ chức HS tham gia trò chơi “ Nhanh như chớp” thực hiện trên powerpoint hoặc là trò chơi hộp quà bí ẩn.

Học sinh chọn câu hỏi bất kì, câu hỏi là tên nguyên tố hóa học hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố. Trong thời gian 5 giây học sinh phải đưa ra được đáp án là kí hiệu hóa học hoặc tên nguyên tố hóa học tương ứng với câu hỏi. Việc sử dụng Powerpoint trong trò chơi giúp hoạt động diễn ra trôi chảy, hấp dẫn hơn, nhờ các hiệu ứng của ứng dụng.

- Bên cạnh việc tự thiết kế các trò chơi khởi động, bản thân cũng tìm tòi học hỏi trên các trang, hội, nhóm để bổ sung nguồn tài nguyên cho phong phú, để mỗi tiết học là mỗi trò chơi khởi động khác nhau, tránh sự nhàm chán cho học sinh.

- Link các trò chơi: 

40 TRÒ CHƠI HỌC TẬP (khởi động+trắc nghiệm) - Google Drive 

https://m.facebook.com/groups/khoahoctunhien/permalink/3642812986005129/?mibextid=Nif5oz

b. Vận dụng vào phần đặt vấn đề, để HS tò mò hứng thú tìm hiểu bài học

Sau khi khởi động, tạo tinh thần thoải mái vào tiết học. Nếu giáo viên bắt ngay vào bài học có thể sẽ tạo sự hụt hẫng về cảm xức cho học sinh. Vì vậy, bản thân luôn tìm các cách tạo tinh thần tốt cho học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp học sinh luôn có  hứng thú tò mò về nội dung bài học của từng tiết dạy. Bản thân đã xây dựng các câu hỏi, hình ảnh, clip liên quan nội dung để đạt vấn đề vào bài. Qua các câu hỏi, hình ảnh, clip đó học sinh cũng sẽ hình thành định hướng tiếp thu bài học.

VD Bài 8: tốc độ chuyển động: Giáo viên đặt vấn đề: Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy? 

Giáo viên sử dụng hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung và tập trung vào câu hỏi.  Từ cách đặt vấn đề, học sinh sẽ có những câu trả lời khác nhau. Giáo viên dẫn dắt học sinh để có câu trả lời đúng nhất, cùng tìm hiểu bài mới: Bài 8: Tốc độ chuyển động.

VD: Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, GV đặt vấn đề “ Để tồn tại các động vật đã lấy môi trường những gì? 

Nếu chỉ đặt câu hỏi đơn thuần, không có hình ảnh thì học sinh rất khó hiểu định hướng câu trả lời giáo viên cần là gì. Khi giáo viên kèm câu hỏi là hình ảnh trực quan thì học sinh ngay lập tức có thể trả lời câu hỏi giáo viên.

VD: Bài 35: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, GV đưa hình ảnh cây và đặt vấn đề : Tại sao nhiều loại cây trồng không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết?

Bản thân cũng đã tìm các clip, hình ảnh hỗ trợ cho phần đặt vấn đề, để thu hút học sinh thích thú khám phá bài học:

c. Vận dụng vào phần tìm hiểu kiến thức mới

Trong khi giảng dạy các nội dung bài học môn KHTN 7, có rất nhiều nội dung trừu tượng, kích thước rất bé, mắt thường không nhìn thấy được: Nguyên tử, từ trường, tế bào lá, khí khổng, mạch gỗ, lông hút của rễ,…Nếu giáo viên không sử dụng các hình ảnh, các clip minh họa cho đối tượng đang nói đến thì học sinh rất khó hình dung, khó nhận biết được đối tượng. Vì vậy, đối với các dạng bài đó, việc sử dụng hình ảnh, clip là rất hữu ích.

VD:Vận dụng hình ảnh mô tả cho quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.

VD: mô tả sự hình thành  liên kết trong phân tử amonia, phân tử Carbon dioxide. 

Nếu giáo viên sử dụng viết bảng để minh họa thì tốn khá nhiều thời gian để vẽ, đôi lúc lại không được như ý muốn. Thay vào đó, giáo viên sử dụng hình ảnh minh họa, sử dụng các hiệu ứng trong powerpoint thì học sinh sẽ thấy được sự hình thành liên kết diễn ra như thế nào, các nguyên tử nhường electron, nhận electron ở phân lớp nào…Vì vậy hiệu quả mang lại sẽ cao hơn khi không sử dụng hình ảnh minh họa.

  • Giáo viên sử dụng hình ảnh, phương tiện dạy học vào giảng dạy

d. Vận dụng kênh hình để mở rộng, liên hệ thực tiễn giúp HS bổ sung kiến thức thực tiễn liên quan bài học.

Bên cạnh việc giảng dạy theo nội dung mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng bài, giáo viên cũng cần chú trọng việc liên hệ thực tiễn, mở rộng cho học sinh về nội dung kiến thức các em vừa được học, như vậy sẽ giúp các em thấy được mối liên hệ giữa bài học và thực tiễn cuộc sống, từ đó sẽ hứng thú hơn trong học tập bộ môn. 

Đôi khi, việc liên hệ thực tiễn của giáo viên mang tính chất thông báo qua một vài câu nói lại không mang lại hiệu quả cần hướng đến, mà cần có minh chứng bằng các hình ảnh, clip phản ánh đúng thực tế các em sẽ thấy tính thật của vấn đề giáo viên đang mở rộng, liên hệ.

VD: Cho HS xem video clip về nguồn gốc của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

e. Vận dụng kênh hình ôn tập kiến thức bài học

Không dừng lại ở việc ôn lại kiến thức bài học đơn giản sau mỗi tiết dạy. Bản thân sử dụng thêm một số hình thức để học sinh phát huy tính tích cực trong xuyên suốt tiết học: sơ đồ tư duy, thiết kế các trò chơi vừa chơi vừa ôn lại kiến thức đã học, trò chơi qua ứng dụng kahoot,…

VD: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử. Sau khi HS thực hiện, GV chiếu hình ảnh mô tả sự hình thành liên kết để HS nhận định cách làm của bản thân đúng sai ở đâu, để điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

- Củng cố bài học qua trò chơi tìm ô chữ ( soạn trên powerpoint)

2. Hiệu quả mang lại

- Qua quá trình bản thân tôi vận dụng các kênh hinh, phương tiện dạy học vào giảng dạy bộ môn KHTN 7  tôi nhận thấy bước đầu có những tín hiệu khả quan về thái độ học tập của học sinh, mức độ tiếp thu của các em cũng có sự tiến bộ rõ. 

- Các bài giảng của tôi cũng trở nên sinh động, trực quan hơn, hỗ trợ tôi trong quá trình diễn giải các nội dung thông qua hình ảnh, video clip.

- Về chất lượng bộ môn: Học sinh lớp tôi đảm nhận có sự tiến bộ dần trong học tập

+ Trung bình môn HKI : 94, 44%.

+ Trung bình môn HKII: 100%.