Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc vận dụng công nghệ 4.0 để thiết kế trò chơi học tập lớp 4

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc vận dụng công nghệ 4.0 để thiết kế trò chơi học tập lớp 4”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Giới thiệu một số thuộc tính và hiệu ứng trong phần mềm ActivInspire

2.1.1. Thuộc tính thùng chứa:

2.1.2. Thuộc tính chuyển động

Thuộc tính này nó sẽ giới hạn chuyển động của 1 đối tương nào đó.

2.1.3. Thuộc tính nhãn

Thuộc tính này cho phép khi ta đưa chuột lại 1 đối tượng nào đó thì sẽ xuất hiện ghi chú của đối tượng đó “Thường sử dụng thuộc tính này đê ghi chú ảnh…”

2.1.4. Cách thiết lập màn che (Bộ hiển thị)

2.1.5. Các thao tác lệnh

Các thao tác lệnh cho phép khi ta click vào 1 đối tượng nào đó nó sẽ thực hiện lấy 1 công cụ nào đó ra “lấy công cụ toán học…” hoặc liên kết đến trình duyệt ghi chú nào đó…

2.1.6. Thao tác trên trang

Thao tác trang giúp chúng ta tạo liên kết qua lại giữa các trang với nhau.

2.1.7. Các thao tác đối tượng

Các thao tác đối tượng giúp ta gán các hiệu ứng tương tác cho đối tượng.

2.1.7.1. Thao tác Ẩn / hiện

Thao tác Ẩn / hiện giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào đó thì 1 đối tượng khác sẽ ẩn đi hoặc hiện ra.

2.1.7.2. Làm hiện dần đối tượng

Thao tác làm hiện dần đối tượng giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào đó thì 1 đối tượng khác sẽ hiện dần ra.

2.1.7.3. Đưa về trước

Thao tác đưa về trước giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào đó thì 1 đối tượng khác sẽ được đưa về trước.

2.1.7.4. Đổi giá trị văn bản

Khi click vào 1 đối tượng thì giá trị của văn bản này sẽ được thay thế bời 1 văn bản khác

2.2. Một số thiết kế trò chơi trong giảng dạy lớp 4 

2.2.1. Trò chơi Ai nhớ tốt

 

Trò chơi này được ứng dụng thao tác ẩn / hiện.

Mục đích của trò chơi: HS trình bày được các đợt tiến công của quân ta trong trận đánh Quang Trung đại phá quân Thanh. (Lịch sử – Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789)

Luật chơi:

  • HS vừa trình bày 4 đợt tiến công, vừa click vào lược đồ các điểm tiến công của quân ta.

2.2.2. Trò chơi Đại dương kì diệu

Trò chơi này được ứng dụng thao tác ẩn / hiện và thao tác trên trang. Mục đích của trò chơi: Kiểm tra bài cũ (Địa lí – biển, đảo và quần đảo) Luật chơi:

  • HS chọn một vật bất kì và trả lời câu hỏi của con vật đó.

  • HS click vào các câu trả lời để kiểm tra kết quả.

 

2.2.3. Trò chơi Trúc xanh

Trò chơi này được ứng dụng thao tác ẩn / hiện và thao đổi giá trị văn bản Mục đích của trò chơi: HS ôn tập các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện

lịch sử các giai đoạn. (Lịch sử).

Luật chơi:

  • HS click chọn 1 ô màu xanh và 1 ô màu tím. Nếu như 2 ô này có thời gian và sự kiện lịch sự tương ứng thì đội đó sẽ được thêm 1 điểm. Nếu ngược lại, GV click vào khuôn mặt buồn undo để đóng lại 2 ô vừa mở và đội đó không được điểm.

  • Đội nào có số điểm cao hơn sẽ chiến thắng.

2.2.4. Trò chơi Hái táo

Trò chơi này được thao tác đưa về trước.

Mục đích của trò chơi:HS đặt những câu văn miêu tả đơn giản với các chi tiết mà mình đã chọn (Tập làm văn – Văn miêu tả).

Luật chơi:

  • HS chọn một quả táo bất kì và đặt những câu văn đơn giản để miêu tả các chi tiết có trong quả táo.

2.2.5. Trò chơi Ô chữ kì diệu

Trò chơi này được ứng dụng thao tác ẩn / hiện và thao tác trên trang. Mục đích của trò chơi: HS củng cố bài. (địa lý- Thành phố Đà Lạt).

Luật chơi:

  • HS chọn một số của ô chữ hàng ngang và trả lời câu hỏi đó. Với mỗi đáp án đúng, HS sẽ được cung cấp một chữ cái của ô chữ hàng dọc.

  • HS có thể trả lời ô chữ hàng dọc trước khi các ô chữ hàng ngang hiện ra hết

2.2.6. Trò chơi Nhanh nhưchớp

Trò chơi này được ứng dụng thao tác vị trí tăng dần và thao tác đưa về trước. Mục đích của trò chơi: HS ôn tập cuối năm học. (Khoa học).

Luật chơi:

  • Chia lớp thành 2 đội.

  • Mỗi đội lần lượt trả lời 10 câu hỏi trongthời gian 2 phút. Với mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ được tiến lên 1 bậc. Nếu trả lời sai, đội đó sẽ xuống lại bậc 1.

  • Đội nào có số câu trả lời đúng liên tiếp nhiều hơn sẽ chiến thắng.

2.2.7. Trò chơi Bí mật hoasen

Trò chơi này được ứng dụng công cụ mực thần kì.

Mục đích của trò chơi: Cá thể hóa học sinh. (Toán – chia cho số có hai chữ số).

Luật chơi:

  • Sau khi HS làm xong các bài tập bắt buộc trước thời gian quy định, HS sẽ lên chọn một bông sen và rê chú ếch vào để xem và thực hiện thêm một nhiệm vụ học tập mới.

  • HS nào thực hiện đúng nhiệm vụ đó sẽ được thưởng.

2.2.8. Trò chơi Xếp hình

Trò chơi này được ứng dụng trình duyệt tài nguyên và công cụ máy chụp hình. Mục đích của trò chơi: Phát triển kĩ năng quan sát, phán đoán và thấu cảm.

Luật chơi:

  • HS sẽ sắp xếp các mảnh để ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh.

  • HS phát biểu cảm nghĩ về bức tranh.

2.2.9. Trò chơi Khinh khí cầu

Trò chơi này được ứng dụng thao tác xóa và thuộc tính thùng chứa.

Mục đích của trò chơi: HS ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích. (Toán).

Luật chơi:

  • HS chọn một quả khinh khí cầu và rê con số sau quả khinh khí cầu đó vào bài tập đổi đơn vị cho thích hợp.

2.2.10. Trò chơi Vòng quay bí ẩn

Trò chơi này được ứng dụng thao tác liên kết với trang web.

Mục đích của trò chơi: HS ôn tập công thức tính hình học. (Toán).

Luật chơi:

  • HS bấm vào vòng quay, vòng quay ngưng lại công thức nào thì HS trả lời công thức đó.

2.2.11. Trò chơi Trên trangweb

Trò chơi này được ứng dụng thao tác liên kết với trang web.

Mục đích của trò chơi: HS ôn tập lại tất cả các môn học thông qua một trang web cụ thể. (cunghoc.vn)

Luật chơi:

  • HS tham gia các trò chơi của trang web.

III. Ý NGHĨA

Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra một số kinh nghiệm về “Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc vận dụng công nghệ

4.0 để thiết kế trò chơi học tập.” góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học nhằm đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

IV. KẾT QUẢ

1. Tích cực:

* Về phía học sinh:

- Sau một thời gian nghiên cứu, tôi thử áp dụng thực tế. Kết quả cho thấy học sinh hứng thú, mạnh dạn, tự tin và phát huy được tính tích cực, sáng tạo.

- Những cánh tay tích cực, sự hăng hái, những câu hỏi đưọc đặt ra để giải quyết nhiệm vụ học tập. thời gian của một tiết học trôi qua nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn, các bạn tiếp thu được bài học tốt hơn, nâng cao được hiệu quả giáo dục

- Kích thích hứng thú học tập cho học sinh, những cánh tay tích cực, sự hăng hái, những câu hỏi đưọc đặt ra để giải quyết nhiệm vụ học tập. Thời gian của một tiết học trôi qua nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn, các bạn tiếp thu được bài học tốt hơn, nâng cao được hiệu quả giáo dục

- Học sinh hứng thú, mạnh dạn, tự tin và phát huy được tính tích cực, sáng tạo.

- Tạo điều kiện để người dạy và người học thích nghi với công nghệ mới, cập nhật được thông tin, khiến thức thời kịp thời đại

- Việc ứng dụng công nghệ vào dạy học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo.

- Nâng cao chất lượng bài giảng làm cho khả năng tiếp thu bài học được nâng cao hơn.

- Các em năng động phát biểu hơn trong giờ học.

- Không còn mặc cảm mình là học sinh yếu kém, hòa nhập với tập thể lớp.

- Các em biết tự chuẩn bị bài và ngày càng có ý thức trong việc học.

- Biết giúp đỡ bạn cùng tiến.

- Giảm bớt các trò chơi mang tính bạo lực trong nhà trường.

- Kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn.

- Hình thành cho các em học sinh có kỹ năng sống .

 istar.doimoisangtao.vn