ATM Clothing - Xử lý quần áo cũ dư thừa

1. Mô tả tổng quan dự án 

ATM Clothing - “cho quần áo cũ thêm cơ hội sống”, dự án ra đời nhằm xử lý quần áo cũ dư thừa, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho ngành thời trang và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo cơ hội nghề nghiệp cho những người thợ may khó khăn, yếu thế trong cuộc sống và tạo môi trường cho các bạn trẻ học tập. Dự án ATM Clothing lấy ý nghĩa của cuốn sách "Thế giới ba không" - "Không nghèo đói, không thất nghiệp và không ô nhiễm" của Muhammad Yunus làm kim chỉ nam. 

2.  Vấn đề xã hội 

Đối tượng bị ảnh hưởng chung: Vấn đề ô nhiễm không tác động riêng đến ai mà nó tác động đến tất cả mọi người ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Không dừng lại ở đó, thực vật và động vật cũng là nạn nhân của ngành thời trang nhanh này. Môi trường sống tự nhiên của chúng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc không thể tồn tại và sinh trưởng tốt, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Từ đó làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào từ thực, động vật bị suy giảm về chất lượng, kéo theo ảnh hưởng nặng nề đến các ngành công nghiệp khác và sức khỏe con người cũng bị đe dọa. 

Do vấn đề ô nhiễm này diễn ra trong một phạm vi rất rộng nên sau đây, ATM Clothing sẽ mô tả cộng đồng đang chịu tác động tiêu cực cụ thể hơn theo từng giai đoạn của dự án: 

  • Trong phạm vi mà bước đầu dự án hướng đến, đó là cộng đồng sinh viên ở TP.HCM:

    • Giới tính: không phân biệt.

    • Độ tuổi: 18 - 22 tuổi 

    • Nơi sinh sống và làm việc: các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.

    • Những ảnh hưởng: Không gian sống bị thu hẹp do không xử lý được quần áo dư thừa, sống gần các khu công nghiệp may mặc bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học. 

  • Tiếp theo đó, dự án mở rộng quy mô và đối tượng chịu tác động tiêu cực là các khu dân cư đông đúc tại TP.HCM: 

    • Giới tính: không phân biệt.

    • Độ tuổi: 23 - 27 tuổi 

    • Nơi sinh sống và làm việc: TP.HCM.

    • Những ảnh hưởng: Không gian sống chật hẹp do không xử lý được quần áo dư thừa, sống gần các khu công nghiệp may mặc bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học, người lao động làm việc trong các xưởng may nhiều hóa chất. 

Việc chạy theo những mẫu mã mới nhất của ngành thời trang nhanh đã dẫn đến việc tồn đọng các bãi rác khổng lồ. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên khắp thế giới đều đã và đang có những bãi rác quần áo đồ sộ như vậy mà không được xử lý một cách triệt để. Điều đó gây nên ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời gây ra lãng phí nguồn tài nguyên, phí phạm nguyên vật liệu. 

Những hoạt động mà ATM Clothing hướng đến để giải quyết vấn đề xã hội và tạo ra giá trị: 

  • Dự án ATM Clothing ra đời với sứ mệnh bảo vệ môi trường tránh những tác hại của ngành công nghiệp thời trang nhanh, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ những sản phẩm thời trang cũ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại to lớn của thời trang nhanh đến chính môi trường sống của chúng ta.

  • Bên cạnh đó, dự án ATM Clothing giải quyết vấn đề việc làm cho một phần những người yếu thế hơn trong cuộc sống, những nhân công may gặp khó khăn giúp họ có thêm thu nhập, có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

  • Ngoài ra, những hoạt động hướng nghiệp cho các bạn nhỏ từ 15 - 17 tuổi giúp các bạn có cơ hội học thêm những kỹ năng mới, những kiến thức cơ bản về may mặc. Đồng thời tạo môi trường làm việc, thực hành cho sinh viên.

Những nguyên nhân dẫn đến vấn đề: 

  • Thói quen mua sắm theo xu hướng 

  • Nhiều người chưa ý thức được những tác hại tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường sống 

  • Chưa có nhiều cách xử lý quần áo cũ triệt để 

  • Tâm lý “chụp hình thôi là đã cũ” ăn sâu vào tiềm thức nhiều người 

  • Thời trang nhanh cung cấp một lượng hàng hóa “mì ăn liền” lớn với mức giá rẻ

3. Giới thiệu dự án 

3.1. Quá trình hình thành dự án 

Quá qua trình kinh doanh hàng secondhand cũng như qua quá trình quan sát và nghiên cứu thị trường, ngành hàng, nhóm nhận thấy những vấn đề cần được giải quyết triệt để hơn để bảo vệ trái đất bởi những tác hại của ngành công nghiệp thời trang. Ban đầu, dự án xuất phát từ nỗi đau cá nhân của thành viên, sau đó nhóm nhận thấy những nỗi đau đó cùng là những nỗi đau chung của nhiều người, và chưa được giải quyết. Hơn nữa, các thành viên trong nhóm đều có chung mục tiêu hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp, mong muốn được giúp đỡ nhiều người hơn, lan tỏa được nhiều giá trị, bảo vệ những người yếu thế, cho họ cơ hội được học tập và làm việc.

Dự án ATM Clothing đã được thành lập vào ngày 26 tháng 5 năm 2022, trải qua hơn 1 năm kể từ ngày dự án được triển khai ý tưởng và xây dựng mô hình kinh doanh. Trong khoảng thời gian đó, dự án luôn không ngừng sửa đổi để hoàn thiện, từ khảo sát thị trường, chạy thử sản phẩm và thay đổi mô hình kinh doanh, từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình và nỗ lực thực hiện hóa các mục tiêu. 

Một số thành tích: 

3.2. Mục tiêu, tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh 

MỤC TIÊU: Cho những bộ quần áo cũ nhiều vòng đời nhất có thể, lan tỏa những giá trị về cách xử dụng bền vững. Mang đến cho khách hàng, môi trường, xã hội những điều tốt đẹp, những lối sống xanh được lan tuyền rộng rãi. Đồng thời, những người yếu thế hơn có cơ hội để phát triển, được sống và đối xử như những người bình thường. 

TẦM NHÌN: ATM Clothing định hướng trở thành một doanh nghiệp hàng đầu về xử lý quần áo cũ dư thừa góp phần tăng giá trị của ngành thời trang và bảo vệ môi trường bởi những tác động tiêu cực mà ngành thời trang nhanh mang lại.

SỨ MỆNH: “Cho quần áo cũ thêm cơ hội sống”. Ứng dụng các biện pháp xử lý đa dạng và tiên tiến để giải quyết quần áo cũ dư thừa của khách hàng nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dư thừa, từ đó tạo ra những sản phẩm độc đáo và hữu ích cho cuộc sống 

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Hướng đến giá trị 4T: Tâm - tình - tiến - tín

  • Tâm: Đặt tâm lên đầu khi hoạt động 

  • Tình: Đề cao những giá trị tình cảm 

  • Tiến: Luôn cập nhật các sản phẩm và dịch vụ tiến bộ, lắng nghe góp ý của khách hàng để ngày càng hoàn thiện. 

  • Tín: Được khách hàng yêu thương và tin tưởng là mục đích chúng tôi luôn hướng tới

3.3. Nhân sự dự án 

4. Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của dự án

ATM Clothing bán sản phẩm tái chế từ đồ cũ như quần áo, váy, phụ kiện, túi xách, văn phòng phẩm….Và dịch vụ custom theo nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi định hướng trở thành một doanh nghiệp xử lý quần áo cũ. Những quần áo cũ thu gom được qua quá trình xử lý sẽ được thiết kế riêng để cho ra những sản phẩm có mẫu mã độc lạ, đẹp mắt và hữu dụng hơn. 

Video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và quy trình: tại đây

Để sản phẩm có thể ra đời đòi hỏi cần có đội ngũ phụ trách sản xuất: Người thiết kế/ lên ý tưởng; người thợ may; người xử lý quần áo. Đồng thời để dự án có thể vận hành thì không thể thiếu được đội ngũ quản lý và điều hành ở các lĩnh vực: marketing, tài chính và công nghệ (xây dựng website và mobile app để khách hàng tiếp cận và xử dụng tiện lợi hơn) 

  • Hoạt động chính của dự án:

    • Tổng hợp những bộ quần áo mà khách hàng không dùng tới.

    • Kiểm tra chất lượng sản phẩm và khử khuẩn các sản phẩm đạt yêu cầu.

    • Phân loại sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng: quyên góp/ bán lại/ custom theo nhu cầu.

  • Quyên góp: sản phẩm sẽ được xử lý phân chia để một phần cho tặng những đối tượng khó khăn và một phần tái chế để bán lại sau đó trích phần trăm giá trị mỗi đơn hàng gây quỹ ủng hộ các trẻ em khó khăn. 

  • Bán lại:chia sản phẩm theo tiêu chí và mua lại với mức giá từ 30 - 40k/sản phẩm. Sau đó sử dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất, tái chế những món đồ, những bộ trang phục mới.

  • Custom theo nhu cầu: lắng nghe nhu cầu và đưa ra gợi ý phù hợp với từng món đồ của khách hàng.

    • Các sản phẩm custom xong sẽ được chụp hình đăng bán ở web/ app/ các sàn thương mại điện tử/ trang mạng xã hội.

Bên cạnh đó, dự án sẽ tổ chức các buổi tình nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bà con đồng bào đang gặp vấn đề về trang phục, cuộc sống… Đồng thời, mở các chuỗi workshop nhằm chia sẻ giá trị của ngành thời trang để nhiều người nhận ra những tác hại mà ngành thời trang nhanh đã và đang gây ra. Ngoài ra, vào mỗi quý, dự án sẽ tổ chức một buổi workshop để giao lưu cộng đồng, thực hành tái chế quần áo để những đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này có môi trường thỏa sức sáng tạo và đóng góp giá trị cùng dự án.

Hơn nữa, dự án sẽ kết hợp cùng các viện mồ côi, các mái ấm để giúp các các em nhỏ từ 15 - 17 tuổi có cơ hội học thêm kỹ năng may vá cùng với đó là những khoản tiền thu được từ sản phẩm các em làm ra cũng giúp các em một phần khó khăn. Nguồn nhân lực ở khâu may vá thì ATM Clothing dự định sẽ kết hợp cùng các các cô/ chú thợ may trung tuổi (35 - 45) may vá tự do, các cô bị khuyết tật trong hội may mặc người khuyết tật… đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm trang trải cuộc sống. 

  • Điểm nổi bật của dự án:

Dự án đi sâu vào tận dụng tối đa nguồn quần áo không còn được sử dụng thông qua hoạt động tái chế quần áo. Trên thị trường hiện nay, các mô hình kinh doanh như thanh lý, ký gửi chỉ giải quyết được những sản phẩm có mẫu mã đẹp, kịp xu hướng chứ chưa xử lý được nguồn vải từ quần áo cũ không dùng tới. 

ATM Clothing đẩy mạnh vào việc tận dụng tối đa nguồn vải từ những bộ quần áo không dùng tới, tái chế thành sản phẩm có ích, thành những bộ trang phục độc đáo, đa dạng, thể hiện được ý nghĩa từng bộ trang phục. 

Đồng thời dự án tích hợp sử dụng phần mềm để khách hàng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn khi sử dụng dịch vụ như: Đặt lịch trước, mã ID cá nhân, mã QR đơn hàng, kiểm tra hành trình đơn hàng, tham khảo và so sánh mức trên app/ website…

Hơn nữa, dự án giải quyết vấn đề việc làm cho những hoàn cảnh kém may mắn hơn, mang giá trị đến cho cộng đồng, giúp những hoàn cảnh đó có thêm thu nhập và cơ hội để hòa nhập cộng đồng.

5. Phân tích thị trường 

5.1. Mô tả thị trường của dự án 

Giai đoạn đầu, dự án tập trung chủ yếu vào sinh viên ở TP.HCM. Theo thống kê, TP.HCM hiện có gần 50 trường Đại học với khoảng 600.000 sinh viên. Đây là tệp khách hàng trẻ có nhu cầu cao về thời trang, thường xuyên mua quần áo có mẫu mã mới nhất nhưng chỉ sử dụng một vài lần, sau đó lại bỏ xó đầy trong tủ mà không có cách giải quyết, quyết định mua hàng ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng… Tệp khách hàng này ưa chuộng sự khác biệt, độc đáo, sáng tạo và luôn mong muốn những điều mới mẻ, phá cách. Hơn nữa, xu hướng sống xanh và theo đuổi thời trang bền vững đang được tệp khách hàng này đón nhận tích cực. "Tiêu dùng bền vững, trong đó tái sử dụng, tái chế và bảo vệ môi trường đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z - thế hệ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới", lãnh đạo Carousell cho biết.

Thị trường tiềm năng là thế, tuy nhiên dự án vẫn tồn tại rào cản và những khó khăn nhất định. Thứ nhất, trên thị trường đã có những đối thủ đang kinh doanh với mô hình thanh lý/bán/ký gửi đồ secondhand. Thứ hai, quá trình dự án educate thị trường cần nhiều nỗ lực và thời gian dài. Thứ ba, quá trình tạo ra sản phẩm đang tốn nhiều thời gian. 

Để vượt qua những khó khăn và rào cản trên đội ngũ ATM Clothing đã tạo ra những sản phẩm mang phong cách cá biệt, độc đáo, mẫu mã độc lạ, có thêm dịch vụ custom để có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng. Tiếp đó, chúng tôi đưa ra các kế hoạch tổ chức các hoạt động quyên góp, workshop, giáo dục… và các chiến lược marketing để truyền thông những giá trị và sản phẩm của ATMC đến khách hàng. Về quy trình tạo ra sản phẩm chúng tôi định hình phong cách chung và đưa ra tiêu chí để nhận nguyên liệu đầu vào đúng chất liệu và đảm bảo chất lượng nhất định.

5.2. Phân khúc đối tượng 

  • Khách hàng 

  • Giới tính: không phân biệt.

  • Độ tuổi: 18- 27 tuổi 

  • Nơi sinh sống và làm việc: các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Những ảnh hưởng: Không gian sống bị thu hẹp do không xử lý được quần áo dư thừa, sống gần các khu công nghiệp may mặc bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học. 

  • Xu hướng: Họ là những người trẻ đam mê thời trang, luôn cập nhật những mẫu mã hot trend, thích mua sắm, luôn mong muốn có nhiều quần áo hơn.

  • Nỗi đau: có nhiều quần áo dư thừa chưa xử lý, quần áo thiết kế riêng biệt quá mắc, mong muốn mua quần áo với mẫu mã độc lạ những giá rẻ. 

  • Đối tượng hưởng lợi: 

  • Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: 

    • Nhóm sinh viên khoa Công nghệ may trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Sinh viên năm 1,2 muốn có một môi trường để thực hành và thỏa sức phát triển ý tưởng; thường xuyên tự custom đồ của bản thân/ bạn bè xung quanh. 

    • Nhóm sinh viên khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Khoa học Tự nhiên: Sinh viên năm 2,3 mong muốn có cơ hội tham gia các dự án để học hỏi các kiến thức ngoài chuyên ngành và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế; thường xuyên kết hợp cùng các khoa khác để phát triển những dự án trong và ngoài trường. 

    • Nhóm sinh viên chuyên ngành Marketing, Logistics trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: Sinh viên năm 1,2 chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên mong muốn có cơ hội thực hành những kiến thức vào thực tế, muốn biết rõ hơn về các công việc thuộc lĩnh vực Marketing và Logistics.

    • Khách hàng: những người dư thừa quần áo, có nhu cầu tái chế, xử lý quần áo; sống tại TP.HCM, thu nhập trung bình từ 3-10 triệu; thường xuyên mua sắm quần áo, mỗi mẫu chỉ mặc một vài lần, tủ đồ chật cứng nhưng luôn muốn có thêm những mẫu đồ mới. 

  • Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: 

    • Cộng đồng người khó khăn (nhân công may tự do, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, …) được dự án giúp đỡ.

    • Cộng đồng người dân xung quanh: Giảm lượng rác thải hằng ngày, nâng cao chất lượng môi trường sống. Đồng thời có môi trường để phát triển khả năng sáng tạo của mình khi tham gia các buổi workshop tái chế trang phục.

    • Các trẻ em trong viện mồ côi, mái ấm tình thương: các em nhỏ từ 15-17 tuổi, sống tại các viện mồ côi, mái ấm trong khu vực TP.HCM muốn có môi trường để hòa nhập và kiếm thêm chút tiền bỏ vào quỹ sinh hoạt chung.

6. Câu chuyện về đội ngũ ATM Clothing 

Những sinh viên ở các lĩnh vực khác nhau, ở những ngôi trường khác nhau, với cùng một mục tiêu, cùng đích đến đã kết nối và đồng hành cùng nhau. Với mong muốn tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội, xuất phát từ những khó khăn của bản thân, hi vọng được giúp đỡ những người yếu thế. Đội ngũ ATM Clothing hoạt động với thông điệp: 

Ở một góc nhỏ….

Chúng ta - những con người nhỏ bé làm những điều nhỏ bé 

Để cùng nhau tạo ra giá trị to lớn!

Video hành trình: Tại đây 

7. Điểm đổi mới sáng tạo

  • Áp dụng AI vào quá trình thiết kế sản phẩm, tái chế nguyên liệu từ quần áo cũ 

  • Xây dựng nền tảng thương mại điện tử để tạo cộng đồng 

8. Kết quả thực hiện