Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
1. Vấn đề đặt ra
Hiện nay, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 nên học sinh học sinh rất dễ dàng trong việc tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau. Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ mang đến, hỗ trợ quá trình học tập của học sinh tốt hơn thì vẫn còn rất nhiều học sinh chưa chọn lọc và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, học sinh tiếp cận thông tin xấu, thông tin độc hại dẫn đến có những hành động, hành vi chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Thực tế, học sinh cấp Trung học cơ sở với tâm sinh lý rất đa dạng, phong phú. Đồng thời, học sinh tiếp nhận sự tác động tích cực lẫn tiêu cực của cả ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
Cùng với đó, do cuộc sống mưu sinh nên Cha Mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập cũng như chưa hiểu hết được mong muốn, nguyện vọng của học sinh trong giai đoạn phát triển, thay đổi về tâm sinh lý dẫn đến việc học sinh dễ bị bộc phát trong suy nghĩ và có những việc làm chưa đúng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi luôn tự ý thức về việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh học sinh là vấn đề đặt ra hàng đầu và cần được quan tâm, đầu tư đúng mức trong môi trường giáo dục tại Nhà trường. Bản thân là một nhà giáo trẻ, tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp để giúp đỡ, định hướng, chọn lựa những điều hay, điều tốt, điều đúng để học sinh tự ý thức, điều chỉnh và thay đổi bản thân ngày càng tốt, hoàn thiện hơn.
Từ những vấn đề trên, tôi đề ra một số giải pháp “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”.
2. Giải pháp
2.1. Giải pháp 1: Đối với giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, gắn bó, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của học sinh, để học sinh nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là người thân thiết như cha mẹ, người thân để học sinh an tâm thổ lộ, chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, vì thế trong quá trình thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo để xử lý các tình huống sư phạm.
Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả, bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng thực hiện những việc làm thiết thực để học sinh noi theo. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, tiếp nhận thông tin từ Ban cán sự lớp làm cơ sở để theo dõi, giúp đỡ và kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Sau mỗi hoạt động được tổ chức, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong lớp đều góp ý, nhận xét, từ đó giúp học sinh phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những vấn đề còn hạn chế.
Phong trào nuôi heo đất. Hội thu nuôi heo đất.
Hoạt động giới thiệu tấm gương vượt khó, học tốt.
Vẽ tranh tuyên truyền.
Giới thiệu sách, chủ đề: “Sách! Ươm mầm giá trị sống”.
2.2. Giải pháp 2: Thay đổi phương pháp sinh hoạt lớp
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải đa dạng hóa cách tổ chức hoạt động, thay đổi không gian học tập, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, không tổ chức các hoạt động mang tính đơn điệu, lặp lại một vài hình thức quá quen thuộc và gây ra sự tẻ nhạt, nhàm chán đối với học sinh.
Thông qua môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm có nhiều hình thức tổ chức hoạt động thiết thực các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống học sinh cụ thể, như: “Sách! Ươm mầm giá trị sống” để giáo dục tình yêu thương, chia sẻ và chân thành, trách nhiệm của mỗi chúng ta – người học sinh gương mẫu, trung thực, bạo lực học đường – chúng tôi nói không; Tìm hiểu những bài báo, đoạn clip về những tấm gương sáng trong cuộc sống; Nêu gương vươn lên trong học tập, những tấm gương hiếu thảo, gương người tốt việc tốt. Đặc biệt, đến cuối năm học, học sinh thực hiện được sản phẩm (Video clip) ghi nhận được trong quá trình học tập, lao động và kết quả đạt được, chia sẻ với Thầy Cô và các bạn.
Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với từng nội dung của chủ đề, có sự phối hợp linh động giữa các phương pháp dạy và học. Giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Giáo viên chủ nhiệm phát huy cao độ khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh; Không áp đặt, bao biện, làm thay cho học sinh, luôn tạo những tình huống để học sinh tự giải quyết. Từ đó, học sinh có kinh nghiệm xử lý những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động mang tính tích cực, thoải mái, nhẹ nhàng và phát triển năng khiếu của học sinh, cụ thể:
+ Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường và trình bày ý nghĩa về bức tranh.
+ Tổ chức hoạt động nuôi heo đất thông qua việc thực hiện kế hoạch nhỏ.
+ Giới thiệu về quyển sách mà em yêu thích và đưa ra những điều hay, ý nghĩa mà sách mang lại.
+ Sưu tầm về tấm gương vượt khó, học tốt và trình bày trước lớp.
+ Tổ chức làm thiệp gửi tặng và chúc mừng Thầy Cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Vẽ tranh Anh Kim Đồng và xem phim hoạt hình về người Anh hùng nhỏ tuổi.
Xé giấy dán tranh.
Trang trí thiệp 20/11.
Tấm gương anh hùng.
Cùng với đó, giáo viên chủ nhiệm luôn tạo những tình huống thực tế, những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà học sinh có thể gặp được, từ đó, học sinh có thể tự tin giải quyết những vấn đề đó đạt hiệu quả nhất.
2.3. Giải pháp 3: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động phong trào
Hoạt động phong trào được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống tập thể và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân. Qua đó hình thành sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, giữa lớp với lớp và các khối lớp với nhau. Và hơn thế nữa, hoạt động này diễn ra trong suốt năm học làm cho quá trình này được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế hoạt động này góp một phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của học sinh, tạo điều kiện cho từng cá nhân thể hiện và phát huy sở trường của mình.
Giáo viên chủ nhiệm luôn tổ chức, bồi dưỡng, vận động, khuyến khích học tham gia các hoạt động phong trào và các hội thi mang tính tập thể, cụ thể:
+ Thi Nghi thức Đội cấp Trường, cấp Huyện;
+ Thi gói bánh chưng ngày Tết;
+ Nhóm thực hiện vẽ tranh nói về những chủ đề mà học sinh yêu thích;
+ Tham gia các trò chơi dân gian: Hội thi kéo co, nhảy bao bố,…
Qua từng hoạt động tham gia, học sinh có ý thức, trách nhiệm hơn đối với bản thân và tập thể, cùng nhau chia sẻ, học hỏi, gắn kết giữa các thành viên trong lớp, tạo tinh thần đoàn kết trong tập thể và mỗi cá nhân tự ý thức để thể hiện được trách nhiệm của bản thân với những việc chung.
Giải khuyến khích trong Hội thi Nét vẽ xanh cấp Huyện. Huy chương Bạc tập thể trong môn Kéo co cấp Huyện.
Huy chương Bạc tập thể trong môn Bóng rổ cấp Huyện.
2.4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Trong những lần họp Cha Mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm luôn đề cao việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nền tảng, là giá trị cốt lõi trong công tác phát triển giáo dục của Nhà trường.
Gia đình luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học tập ngoại khóa; Tham gia các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của học sinh khi chưa phát triển theo chiều hướng tích cực. Với sự phối hợp, trao đổi mật thiết giữa gia đình với nhà trường đã mang lại kết quả cao trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm luôn tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh:
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiết với học sinh, tạo cho học sinh cảm giác tin tưởng và an toàn.
+ Tạo môi trường học tập tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử.
+ Khuyến khích học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện.
+ Phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục học sinh toàn diện.
Phối hợp với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh trong việc vận động hỗ trợ, đóng góp từ Phụ huynh trong lớp để giúp đỡ học sinh học sinh khó khăn trong học tập (mua Bảo hiểm y tế và đóng các khoản thu khác, ...).
Họp Cha Mẹ học sinh lớp 7/7 lần 2 năm học 2022 – 2023.
Kết quả rèn luyện của học sinh.
Ban đại diện Cha Mẹ học sinh vận động Phụ huynh ủng hộ, đóng góp để mua Bảo hiểm y tế và đóng các khoản thu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
3. Hiệu quả mang lại
- Học sinh rất có hứng thú với môn học đặc biệt là nội dung sinh hoạt chủ nhiệm lớp vì được củng cố lại những kiến thức ở các môn học mà mình yêu thích, đồng thời bước đầu hình thành thói quen tự tư duy khi giải các tình huống thực tế.
- Học sinh tham gia học tập môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
- Học sinh đã tích cực tham gia, hào hứng và nhiệt tình trong các hoạt động, học sinh không còn nhàm chán và thờ ơ với hoạt động. Hầu như học sinh đều tham gia nhiệt tình, luôn có tính tiên phong khi tham gia hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động càng phong phú, càng đa dạng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh thói quen trong học tập như tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, tự thể hiện quan điểm của mình theo yêu cầu của các hoạt động giáo dục.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có những tố chất đặc biệt.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử,… cho học sinh.
- Tạo được môi trường thân thiện và tích cực cho học sinh. Mối quan hệ giữa GVCN và học sinh cũng dần được cải thiện, học sinh ngày càng cởi mở hơn và chia sẻ với GVCN nhiều hơn.
- Trong những năm qua, tôi đã chia sẻ cho đồng nghiệp trong Thành phố và áp dụng những giải pháp trên vào trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đạt được một số kết quả sau:
+ Các lớp được phân công chủ nhiệm không có học sinh bỏ học, đảm bảo duy trì sĩ số từ đầu năm học đến hiện tại.
+ Kết quả rèn luyện: Đạt 100%
+ Kết quả phong trào:
Cấp Huyện:
+Giải Bạc kéo co đồng đội (Em Trần Nguyễn Như Ý)
+ Giải Bạc bóng rổ đồng đội (Em Trần Nguyễn Như Ý, Em Huỳnh Minh Thư)
+ Giải Khuyến khích Hội thi Nét vẽ xanh (Em Vũ Thị Anh Thư)
+ Có 11 em học sinh tham gia đội hình thi Nghi thức Đội cấp Huyện.
Cấp Trường:
+ Giải Nhất: Hội thi Nghi thức Đội, Vẽ tranh Anh Kim Đồng, Thi đua tiết dạy tốt 20/11, Vẽ tranh tuyên truyền Bảo vệ môi trường.
+ Giải Ba: Hội thi gói bánh chưng, cắm hoa, làm lồng đèn.
+ Thi đua tuần đạt nhiều giải Nhất, Nhì, Ba.
- Bên cạnh đó, bản thân tôi đạt giải Ba trong Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện năm học 2022 – 2023.
4. Kết luận
Thực trạng hiện nay, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một việc làm khó, cần phải xây dựng kế hoạch tổng thể, thực hiện xuyên suốt, quyết liệt và đồng bộ thì hiệu quả mang lại mới theo chiều hướng tích cực hơn.
Ngày nay, với những yếu tố tác động từ bên ngoài và môi trường sống đã hình thành nên tính cách, suy nghĩ và thói quen của học sinh. Do đó, việc uốn nắn học sinh học sinh chưa ngoan, thay đổi thói quen xấu, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, giúp học sinh hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn là một việc làm không hề đơn giản.
Để đạt được mục tiêu trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, bản thân tôi luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của Cha Mẹ học sinh, giáo viên, học sinh. Từ đó, tôi khéo léo xử lý những tình huống sư phạm để cho hoạt động đạt được kết quả như mong muốn.
Đại hội Chi đội lớp chủ nhiệm.
Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuyên dương học sinh có thành tích tốt.
Hoạt cảnh trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tổ chức Hội thi Rung chuông vàng chủ đề: “Yêu Tổ quốc – Kính yêu Bác Hồ”.
Thuyết trình chủ đề “An toàn giao thông”.
Cá nhân ghi nhận hoạt động trong năm học.