Nhà kính tận dụng nhiệt độ từ lòng đất cho cây ra trái quanh năm chỉ với chi phí 1 USD/ngày

Những người sống ở vùng trung tây nước Mỹ đều hiểu kiếm được thực phẩm của địa phương vào mùa đông khó như thế nào. Nhưng với Russ Finch và cộng đồng quanh ông, nhiệm vụ này lại không quá khó khăn.

Finch-grows-citrus-year-round-1-day-greenhouse-in-the-snow-1-889x500.jpg

Là một cựu nhân viên đưa thư ở bang Nebraska, Finch đã thiết kế ra một nhà kính trồng được chanh, cam cỡ lớn, sung xanh, và nho – tất cả với chi phí chỉ ở mức 1 USD/ ngày. Bí quyết của ông ư? Đó là tận dụng nhiệt độ từ dưới đất.  

Finch gọi thiết kế của ông là ‘nhà kính trong tuyết’. Cái đầu tiên – đã xây dựng cách đây 20 năm – kết nối với chính ngôi nhà ông. Đặc biệt Finch đã trồng cả cam quýt trong đó để chứng minh nó sống được.

‘Bất cứ loại cây nào chúng tôi thấy, chúng tôi đều trồng thử trong đó, chúng tôi không gieo hạt từ đầu’, Finch nói.

‘Chúng tôi chỉ trồng trực tiếp và nếu nó chết cũng không sao. Nhưng hầu hết các loại cây đều sống khỏe. Trên thực tế chúng tôi có thể trồng bất kì loại cây nhiệt đới nào’.

Finch-grows-citrus-year-round-1-day-greenhouse-in-the-snow-2-889x589.jpg

Nhà kính được thiết kế dưới dạng hố, với phần sàn được đào sâu 1m20 dưới lòng đất, phần mái xiên về hướng nam để hứng các tia nắng mặt trời.

Vào ban ngày, nhiệt độ trong nhà kính có thể đạt trên 80 độ F (khoảng 44.5 độ C). Ban đêm, khi nhiệt độ giảm xuống, nhà kính được giữ ấm nhờ nhiệt độ tỏa ra từ đất.

Ông dùng một ống nhựa được đục lỗ chôn dưới lòng đất với một đầu chạy qua nhà kính và đầu kia mở rộng thành chùm để tản khí. Nhiệt lượng được lưu chuyển nhờ một chiếc quạt một chiều.

Nhà kính được giữ ấm hoàn toàn nhờ nhiệt tự nhiên, không cần phải sử dụng đến một thiết bị làm ấm bằng điện nào.

“Chúng tôi cố gắng giữ nhiệt độ đạt trên 28 độ vào mùa đông”, Finch nói. “Chúng tôi không có hệ thống sưởi ấm phụ trợ. Nguồn nhiệt làm ấm duy nhất là từ trái đất, 28 độ C ở độ sâu 8 foot (2.4m)”.

Do nhà kính rộng 115m2 này không phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu, chi phí nhiên liệu giảm xuống chỉ  còn 1 USD/ngày. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các bang phía đông vùng trung tây, bởi chi phí nhiên liệu ở đó khá tốn kém.

 
 

"Gần như không có nhà kính nào trồng được thành công qua 12 tháng ở vùng cao nguyên phía bắc do điều kiện thời tiết. Chi phí nhiên liệu quá đắt đỏ. Nhưng bằng cách khai thác nguồn nhiệt từ Trái đất, chúng tôi đã có thể giảm đáng kể chi phí". Finch nói.  

Hàng năm, người nông dân này trồng hàng trăm kilogam trái cây và đem bán ở chợ nông sản địa phương. Nhưng lĩnh vực kinh doanh chính của ông là cung cấp thiết kế ‘nhà kính trong tuyết’. Chi phí xây dựng cho bản thiết kế mới nhất của ông hết khoảng 22.000 đô la Mỹ. Finch cho biết đến nay ông đã xây dựng được 17 nhà kính ở Mỹ và Canada.

Dù có thể không cung cấp được cả siêu thị trái cây phong phú, nhưng Finch ít nhiều cũng có thể đáp ứng được nhu cầu sản phẩm tươi cho cộng đồng quanh mình.

Nếu có thêm nhiều người ở nông thôn khu vực trung tây đầu tư nhà kính tận dụng nhiệt độ từ Trái đất, lượng khí thải carbon từ việc vận chuyển rau quả và trái cây trong nước sẽ giảm đi đáng kể.

Hơn thế nữa, điều này còn tốt cho sức khỏe người dân bởi các sản phẩm thực phẩm hữu cơ tươi sống luôn có nhiều chất dinh dưỡng hơn và giữ được hương vị tự nhiên lâu hơn rất nhiều.

Hà (Theo Inhabitat)