Hiệu sách chỉ bán duy nhất một tựa sách

Tại Ginza - một khu mua sắm sang trọng bậc nhất ở Tokyo, có một hiệu sách nhỏ rất hút khách bởi một nét riêng biệt không hiệu sách nào có: chỉ bán đúng một tựa sách mỗi tuần. Chủ hiệu sách là một người đàn ông Nhật Bản có tên Yoshiyuki Morioka.

screen-shot-2016-02-04-at-11-15-36-pm1.png

Tại cửa hàng của mình, mỗi tuần Morioka dành thời gian chọn lựa thật kỹ lấy một tựa đề sách mà anh tâm đắc nhất, cho lên kệ và bày bán. Khách hàng của anh sẽ không mất thời gian hàng giờ để lựa chọn sách nữa.

Morioka chia sẻ trên tờ The Guardian: “Trước khi mở hiệu sách này ở Ginza, tôi đã từng tổ chức nhiều sự kiện ra mắt sách mỗi năm. Trong suốt sự kiện, tôi để ý thấy có nhiều người đến với hiệu sách chỉ quan tâm duy nhất một quyển sách. Sau nhiều lần như vậy, tôi tin rằng: hiệu sách chỉ bán một tựa đề duy nhất cũng có thể tồn tại được”.

Hiệu sách của anh gói gọn trong một không gian nhỏ, tường bê tông và trần nhà sơn một màu trắng dịu, sàn bê-tông giữ nguyên độ sần sùi, thô nhám.

 
onebook1.jpg

Quay mặt ra ngoài cửa là quầy tính tiền với một chiếc tủ gỗ nhiều ngăn kéo kiểu cổ, ở trung tâm cửa hiệu là một chiếc bàn đặt quyển sách duy nhất. 

 

Theo Morioka, hiệu sách của anh có một ưu điểm nổi bật: “Cửa hàng có thể trưng bày như một cuộc triển lãm sách, khiến cho câu chuyện trong cuốn sách trở nên sống động đối với người đọc. Ví dụ, khi bán cuốn sách viết về các loài hoa, hiệu sách sẽ ngập tràn loài hoa được nhắc đến trong quyển sách đó.

Tôi cũng nhờ các tác giả, biên tập viên cố gắng dành thời gian thường xuyên xuất hiện ở cửa hàng. Điều này giúp tăng sự tương tác giữa tác giả, nhà biên tập với độc giả. Khi đó, khách hàng cũng như bạn đọc như bước vào thế giới bên trong của cuốn sách vậy”.

Một số tựa sách nổi tiếng đã được trưng bày tại cửa hàng và bán rất chạy, như: The True Deceiver (của tác giả Tove Jansson), Fairy Tales (của Hans Christian Andersen), Tsukiyo To (của Mimei Ogawa) và Karachi No Moto (của Akito Akagi).

Kể từ tháng 5 năm đến nay, hiệu sách của Morioka đã bán trên 2.000 quyển sách

 

Morioka nói rằng: “Hiệu sách chỉ bán một tựa đề này đang hoạt động rất tốt, thu hút sựu quan tâm của cả người dân địa phương lẫn khách hàng ngoại quốc”.

Để đầu tư cho cửa hiệu của mình, Morioka đã phải bán đi bộ sưu tập đồ sộ các tranh cổ động từ thời chiến tranh Nhật Bản, những bức đồ họa rất nổi tiếng mà anh đã thu thập bấy lâu.

Ông chủ hiệu sách tin rằng: “Mặc dù hiện nay sách điện tử rất phát triển và được ưa chuộng, những cuốn sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng của nó. Nhiều độc giả sẽ vẫn đọc sách giấy như một công cụ giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày”.

Nguyễn Tâm (Theo Odditycentral)

TinQuântin tức, ý tưởng