Sản xuất chân tay giả từ vỏ chai dầu gội

1 thợ làm tóc đến từ Australia đã nảy ra sáng kiến mới, với những chai dầu gội bỏ đi, vừa giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm nhựa, vừa giúp ích cho những người khuyết tật. Đó chính là tái chế những chai dầu gội nhựa này thành những chi giả in bằng công nghệ 3D.

Những chiếc vỏ chai dầu gội, dầu xả, hay chai tẩy móng tay nhựa, sẽ được ông Bernie Craven thu gom ở tiệm tóc của mình và khắp Queensland, để tái chế thành một vật dụng hoàn toàn mới.

Đó là những chiếc tay, những chiếc chân giả dành cho trẻ em khuyết tật.

Chi giả được làm từ các vỏ chai nhựa, vừa góp phần hỗ trợ cuộc sống những người khuyết tật tay hay chân, vừa xử lý rác thải nhựa một cách hợp lý.

Chi giả được làm từ các vỏ chai nhựa, vừa góp phần hỗ trợ cuộc sống những người khuyết tật tay hay chân, vừa xử lý rác thải nhựa một cách hợp lý.

Ông Bernie Craven, CEO Công ty Waste Free System chia sẻ với phóng viên AP về quá trình tái chế vỏ chai dầu gội: “Sau khi thu gom vỏ chai về, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại, cắt nhỏ và biến thành sợi tơ để sử dụng cho máy in 3D. Sau đó, chúng tôi sẽ tạo ra các sản phẩm chi giả phù hợp với kích cỡ của từng người”.

Nhóm của ông Craven sẽ tiến hành thu gom một tuần một lần, mỗi sản phẩm mất hơn 9 tiếng để in, và tốn khoảng 42m nhựa ép.

Haley Wright và Connor Wyvill đều bị khuyết bàn tay trái.

Haley Wright và Connor Wyvill là 2 bạn nhỏ đã được sử dụng thử nghiệm sản phẩm của ông Craven.

Haley Wright và Connor Wyvill là 2 bạn nhỏ đã được sử dụng thử nghiệm sản phẩm của ông Craven.

Wright tâm sự: “Em đã bị châm chọc với rất nhiều cái tên, chẳng hạn như “thằng quái gở một tay” hay tương tự như thế”.

Thế nhưng, điều này giờ đã thay đổi. Những sản phẩm đầu tiên của ông Craven đã mang lại kết quả rất tích cực.

Wyvill hạnh phúc vì giờ đây em đã có thể tự làm nhiều việc mà trước đây em không thể làm được: “Giờ em đã có thể làm mọi việc cần đến hai tay, như buộc dây giày hay đi xe đạp”.

Còn Wright thì cho biết, những biệt danh ngày trước, giờ cũng đã dần biến mất: “Em đã có thể nhảy dây, tự buộc tóc và làm nhiều việc khác nữa”.

Hiện những sản phẩm chi giả này đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Nếu thành công, sẽ được xem xét thương mại hóa với giá thành rẻ, hứa hẹn góp phần thay đổi cuộc sống của người khuyết tật.

Với những gia đình có con em bị khuyết tật đã được sử dụng sản phẩm, thì đó là cơ hội hiếm hoi trong đời.

Niềm vui của những bậc làm cha, làm mẹ, khi con mình đã có thể làm được những việc cần đến cả 2 tay.

Niềm vui của những bậc làm cha, làm mẹ, khi con mình đã có thể làm được những việc cần đến cả 2 tay.

Tôi đang tiết kiệm để mua cho con một cánh tay giả, và mua cho nó chiếc xe hơi đầu tiên trong đời. Vì hai mục tiêu này, vợ chồng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa” – cô Amanda, mẹ của Wyvill cho biết – “Chỉ cần nó tìm lại được sự tự tin, với tôi, thế là đủ”.

Anh David, bố của Wyvill, cũng rất vui vì từ nay, con mình đã có sự hỗ trợ đắc lực từ cánh tay giả: “Con bé sẽ có điều kiện để theo đuổi những ước mơ của nó”.

Thương Huyền (Theo AP)