Nhà ở thân thiện với môi trường

Thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới với bờ biển dài nguyên sơ, tuyệt đẹp. Thế nhưng giờ đây, những cư dân tại Bodrum còn muốn biến nơi này thành một thành phố xanh, thân thiện với môi trường, nhờ những ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên.

Thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới với bờ biển dài nguyên sơ, tuyệt đẹp.

Thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới với bờ biển dài nguyên sơ, tuyệt đẹp.

Nằm cách xa những con phố đông đúc của thành phố Bodrum, là một khu vực gồm nhiều công trình kiến trúc xanh. Phần lớn nguyên vật liệu xây dựng hầu hết đều được lấy từ tự nhiên và nguyên liệu tái chế. Chi phí xây dựng khá rẻ, và phù hợp với những gia đình có thu nhập thấp.

Phần lớn nguyên vật liệu xây dựng hầu hết đều được lấy từ tự nhiên và nguyên liệu tái chế.

Phần lớn nguyên vật liệu xây dựng hầu hết đều được lấy từ tự nhiên và nguyên liệu tái chế.

Đây là xu hướng đang thịnh hành tại Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu mang đến một tương lai trong lành hơn.

Anh Cengiz Kalcik, Chủ sở hữu công trình “xanh” tại thành phố Bodrum chia sẻ với TRT World: “Tại mảnh đất này tôi và mẹ của mình dự định xây dựng một ngôi nhà để nghỉ ngơi. Cơ duyên đã cho tôi gặp một vài người bạn, những kiến trúc sư đã gợi ý tôi nên xây dựng một ngôi nhà thân thiện với môi trường. Tôi đã bị thuyết phục ngay từ những ý tưởng đầu tiên”.

Thời gian xây dựng chỉ mất vỏn vẹn 28 ngày và độ bền thì không cần bàn cãi.

Theo kiến trúc sư Paul Richardson, dù đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, song xu hướng này đã chứng minh được hiệu quả của nó: “Dự án này là một ngôi nhà hoàn thiện, nguyên vật liệu chính là 90% cát và chỉ 10% xi măng, chúng được đắp thành các túi xung quanh tạo nên kết cấu của ngôi nhà. Thiết kế này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ thì là lần đầu tiên”.

Đã có hơn 20 quốc gia tham gia phong trào xây dựng nhà ở thân thiện với môi trường và lĩnh vực này đang tăng trưởng với tốc độ ấn tượng.

Những dự án như ở thành phố Bodrum sẽ góp phần giúp giảm lượng rác thải nhựa.

Những dự án như ở thành phố Bodrum sẽ góp phần giúp giảm lượng rác thải nhựa.

Elizabeth Maddock, Phóng viên Kênh truyền hình TRT World, có mặt tại thành phố Bodrum để tìm hiểu về xu hướng “xanh” này. Cô cho biết: “Những thứ chúng tôi đang tạo ra có thể được sử dụng như một loại thạch cao tự nhiên, với thành phần chính là đất được lấy trực tiếp tại đây, kết hợp với rơm và nước. Trông ko đẹp mắt nhưng rất chắc chắn”.

Còn chị Anja, một thành viên Dự án Xây dựng xanh thì chia sẻ: “Chúng tôi muốn chia sẻ kiến thức xây dựng với mọi người, để họ có thể bắt đầu những dự án tương tự khắp nơi trên thế giới”.

Nhiều chuyên gia nhân định, trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang chưa có dấu hiệu dừng lại, thì việc nghiên cứu, phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đã và đang trở thành xu thế trên toàn thế giới.

Thương Huyền (Theo TRT World)