Biến rác thải nhựa thành đường đi

Công ty Springfield và MacRebur tại Scotland vừa đưa ra ý tưởng mới, giúp đẩy mạnh việc tái chế rác thải nhựa - một vấn đề vốn đang là thách thức đối với nhiều quốc gia. Công ty này đã thành công trong việc sử dụng rác thải nhựa để xây đường.

 Theo công ty Springfield và MacRebur, những chiếc vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, từ nay sẽ không bị bỏ đi nữa, mà thay vào đó sẽ được dùng để làm mặt đường nhựa. Rác thải nhựa sau khi được tái chế sẽ tạo ra các hạt phân tử nhựa nhỏ. Các hạt phân tử này sẽ liên kết được với nhau nhờ một chất kích hoạt đặc biệt, do công ty bất động sản Springfield và MacRebur chế tạo ra.

Công ty Springfield và MacRebur đã phối hợp với các công ty xây dựng ở Scotland, xây dựng một con đường từ hỗn hợp nhựa mới tạo ra.

Công ty Springfield và MacRebur đã phối hợp với các công ty xây dựng ở Scotland, xây dựng một con đường từ hỗn hợp nhựa mới tạo ra.

Nhờ kỹ thuật mới, công ty Springfield và MacRebur đã phối hợp với các công ty xây dựng ở Scotland, xây dựng một con đường từ hỗn hợp nhựa mới tạo ra. Theo nhà sản xuất, con đường mới này có độ bền tốt hơn 60% so với những con đường hiện nay, cũng như giúp các doanh nghiệp giảm chi phí bảo trì đường bộ.

Con đường mới này có độ bền tốt hơn 60% so với những con đường hiện nay.

Con đường mới này có độ bền tốt hơn 60% so với những con đường hiện nay.

Sau khi thử nghiệm thành công, các công ty của Scotland đang có ý định sẽ ứng dụng kỹ thuật mới vào việc xây dựng các con đường ở nước này.

Hiện nay thế giới chịu sức ép rất lớn với khoảng 8,3 tỷ tấn rác thải nhựa, trong đó  6,3 tỷ tấn đã trở thành phế thải, 79% trong số đó nằm ở các bãi rác và đại dương. Rác thải nhựa vốn rất khó bị tiêu hủy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho nguồn nước, đất đai, không khí, tác động xấu đến sức khỏe của con người. 

Sử dụng rác thải nhựa làm đường tại Australia.

Sử dụng rác thải nhựa làm đường tại Australia.

 Hồi năm 2018, một dự án xây dựng đoạn đường dài 300m trên đại lộ Rayfield ở vùng ngoại ô Craigieburn, Australia, bằng việc sử dụng vật liệu xây dựng bổ sung, bao gồm 530.000 túi nhựa, hơn 12.000 hộp mực máy in tái chế và 168.000 chai thủy tinh, đã được triển khai.

 Ông Craig Devlin - Chủ tịch Close the Loop, công ty đưa ra sáng kiến và thực hiện dự án trên, nói: “Công trình trên không chỉ mang tính cạnh tranh về chi phí, mà còn giúp mặt đường có sức chịu lực lớn hơn, độ bền lớn hơn”.

Mô hình đường làm từ rác thải nhựa.

Mô hình đường làm từ rác thải nhựa.

 Trong khi đó, Geoff Porter - Thị trưởng Hội đồng thành phố Hume của vùng Craigieburn cho biết, đây là sáng kiến tuyệt vời, biến những thứ bỏ đi tác hại đến môi trường, sức khỏe thành những vật liệu có ích. Dự án sẽ được mở rộng tại nhiều tuyến giao thông đường bộ khác.

Thương Huyền (Theo Reuters)