Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan

I. Thực trạng: 

1. Thực trạng

Hoàn cảnh gia đình các em không đồng đều có nhiều thành phần học sinh con nhà giàu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thiếu sự chăm sóc từ cha mẹ. Nên lúc này các em chỉ nghe lời những ai có cùng suy nghĩ, có thể lúc này các em thường chạy theo đám bạn chưa ngoan nên dễ gây ra lầm lỗi như đánh nhau, chửi thề, tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực (bạo lực học đường)...

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan các em dễ sa vào nghiện game từ đó các em thường xuyên không học bài và làm bài tập khi đến lớp.

2. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu và các bộ phận có liên quan trong nhà trường...

- Thầy cô giáo viên bộ môn nhiệt tình có trách nhiệm trong việc dạy học và giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Hầu hết quý phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập và phát triển nhân cách của con em mình.

- Đa số các em xác định được việc học tập của bản thân nên có động cơ học tập đúng đắn từ đó các em rất ngoan.

- Ban cán sự lớp là những học sinh tích cực, nhiệt tình có trách nhiệm, dễ hòa đồng luôn giúp đỡ bạn bè.

- Ngoài ra còn nhiều hoạt động tập thể thi đua sôi nổi giúp các em gần gũi và gắn kết nhiều hơn.

3. Khó khăn

- Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc các em, nhắc nhờ thường xuyên nên các em cũng thường vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.

- Một số học sinh khác lại chưa xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập nên cũng thường xuyên vi phạm nội quy như: không soạn bài, không làm bài tập, không phát biểu xây dựng bài...

- Xu hướng bạo lực học đường đã và đang xâm nhập vào trường học dẫn đến đạo đức nhân cách của học sinh có xu hướng xuống cấp.

- Có những gia đình nuông chiều, bênh vực con quá mức nên con em được đà làm tới dẫn đến hư hỏng.

- Một số thầy cô quá chú trọng về dạy chữ ít quan tâm đến dạy người do đó ít chịu tìm hiểu hoàn cảnh hoặc do ngại mất thời gian nên chưa gần gũi quan tâm đến học sinh chưa ngoan.

III. Giải pháp

1. Tìm hiểu lí lịch và tâm lí lứa tuổi

Vào đầu năm học thông qua GVCN cũ, tôi tìm hiểu lí lịch, tính tình, đạo đức của từng học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Đồng thời qua đó cũng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích và hoàn cảnh gia đình của các em qua tờ lí lịch mẫu tôi phát cho các em về nhà viết hôm sau nộp lại cho tôi. Biện pháp này giúp tôi hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh  kịp thời động viên, nhắc nhở những sai sót của học sinh và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn học tập tốt.

2. Dùng biện pháp thuyết phục 

Nhằm tác động vào lí trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, bằng cách giảng giải về đạo đức được tiến hành trong giảng dạy bộ môn đạo đức cũng như các môn học khác trong nhà trường, giờ sinh họat lớp, sinh họat dưới cờ, giờ học họat động ngoài giờ lên lớp hay buổi sinh ngoại khóa.

Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: Nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, chương trình phát thanh măn non, nêu gương tốt của học sinh trong lớp, trong trường. Để các em có thêm hiểu biết, thấy được những tấm gương sáng học tập noi theo. Đồng thời giúp các em thấy những mặt hạn chế cần khắc phục.

Mặt khác, GVCN trò chuyện riêng với học sinh hoặc nhóm học sinh sai phạm để tâm sự, tìm hiểu, khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo uốn nắn những mặt chưa tốt.

3. Biện pháp rèn luyện học sinh

 Là tổ chức cho học sinh họat động tập thể, để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được những nhận thức và tình cảm đạo đức biến thành hành động thành thực tế.

Rèn thói quen đạo đức thông qua các họat dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội, đoàn thể và sinh hoạt tập thể, ngoại khóa trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lí rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này.

4. Biện pháp thúc đẩy

Để điều chỉnh, khuyến khích học sinh nhằm xây dựng đạo đức tốt cho các em. Những nội quy, quy định của lớp, nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có hành vi đúng đắn theo yêu cầu của lớp, của trường.

Thi đua khen thưởng ở lớp, ở trường là động viên các em tích cực hoạt động thi đua và coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh, làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa, từ đó động viên khuyến khích các em khác noi theo. Vì vậy ở đầu năm học, dựa vào thang điểm thi đua của trường, tôi đưa ra thang điểm thi đua của lớp, cho học sinh trao đổi bàn bạc trước tập thể lớp, rồi đi đến thống nhất tổ chức thực hiện. Cuối tuần có tổng kết thi đua ở tổ, khen thưởng những cá nhân, những tổ làm tốt hoặc có tiến bộ. Đồng thời, nhắc nhở những khiếm khuyết, sai phạm của học sinh, để các em thấy được cái sai phạm của bản thân. Do đó phải thận trọng và đúng mực. Khi phê bình cần phải làm cho học sinh thấy rõ những sai sót khuyết điểm. Đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc nhưng không dùng lời nói, cử chỉ thô bạo xúc phạm đến học sinh.

5. Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn

Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn hợp thành tập thể sư phạm có tác dụng chủ đạo đến quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan. Là giáo viên chủ nhiệm bạn đừng nghĩ chỉ một mình bạn sẽ dùng tâm lí để cảm hóa được các em trở thành người tốt mà quý thầy cô phải kết hợp với nhiều lực lương khác trong và ngoài nhà trường. Thực tiễn đã chứng minh rằng hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan phụ thuộc một phần quan trọng vào tập thể sư phạm nhà trường. Nếu tập thể sư phạm nhà trường luôn gương mẫu, tôn trọng, yêu thương học sinh thì chắc chắn đạt được thành công to lớn trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan.

Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên để theo dõi thái độ và kết quả học tập của học sinh đồng thời phải thăm dò nguyện vọng, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải để giải quyết kịp thời. Giáo viên bộ môn cũng nến thường xuyên quan tâm, hỏi thăm và có những hoạt động

tích cực tạo cho các em chưa ngoan có cơ hội điều kiện thể hiện mình tốt như các bạn ngoan.

Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình học tập cũng như thái độ của học sinh để cùng với giáo viên bộ môn thực hiện liên kết với gia đình học sinh. Vì vậy lúc này giáo viên bộ môn là kênh thông tin quan trọng giúp giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách chính xác.

6. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Đội viên, Sao nhi đồng: là thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì các em cần phải vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng kịp thời xu thế của thời đại văn minh, hiện đại. Do đó bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong giờ học thì các phong trào của Đội cũng giúp các em học sinh rèn luyện tốt hơn về nhiều mặt. Thông qua các hoạt động vui chơi thì các em có thể gần gũi bạn bè hơn, các em có thể tự tin hơn thể hiện bản thân...và thông qua các chức này giáo dục cho các em đặc biệt là những học sinh chưa ngoan về lòng yêu Tổ quốc, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức giữ vệ sinh, giáo dục về thái độ khiêm tốn, tính thật thà, ý thức xây dựng trường học xanh- sạch-đẹp.

Tổ tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường: có vai trò quan trọng là hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực, kỹ năng học tập, các mối quan hệ và cả những rối loạn cảm xúc, nhân cách...

7. Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh

- Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.

- Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đồ dùng học tập trước khi tới lớp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,...

- Mỗi gia đình cần có góc học tập riêng cho con cái.

- Thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên để phối hợp trong giáo dục.

- Gần gũi, quan tâm đến các em nhiều hơn. Tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ của các em để sẻ chia và cũng như đề can thiệp kịp thời nếu thấy các em có suy nghĩ lệch hướng.

- Gia đình là ngôi trường đầu tiên của các em vì thế các em chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự giáo dục gia đình, do đó mà các thành viên trong gia đình hãy là tấm gương cho các em noi theo.

- Hãy dạy cho các em cách chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm chỉ có cách này thì các em mới biết suy nghĩ, hành động cẩn thận hơn.

- Nhắc nhở con em mình phải coi lớp học, trường học như ngôi nhà thứ hai của bản thân mình từ đó có cách bảo vệ tốt nhất.

Chúng ta là giáo viên chủ nhiệm nên việc phối hợp với gia đình học sinh là rất cần thiết, nếu thấy các em có biểu hiện xấu thì có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu ngăn chặn kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ học sinh chưa ngoan trở thành “học sinh hư” và giúp các em nhanh chóng “phục thiện” vì trên thực tế có những học sinh “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng một điều quyết định là thầy cô chủ nhiệm phải tận tâm, môi trường giáo dục phải tốt.

Ta luôn xác định “gia đình” là trường học đầu tiên của các em. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, đó là tác động trực tiếp thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ nhất. Vì vậy vấn đề đặt ra là nhà trường phải kết hợp với gia đình và ai là người kết hợp? Không ai khác đó là giáo viên chủ nhiệm.

- Bàn bạc thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh.

- Tư vấn cho phụ huynh học sinh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi để có biện pháp, phương hướng giáo dục một cách phù hợp.

- Tạo điều kiện ghé thăm nhà học sinh (giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung, yêu cầu của cuộc gặp gỡ nhằm tránh những tình huống khó xử xảy ra).

- Mời phụ huynh đến trường để trao đổi trực tiếp và bàn biện pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả.

- Trao đổi qua điện thoại...

8. Việc tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu

Báo cáo tình hình lớp nhất là học sinh chưa ngoan để đề xuất, xin ý kiến về giáo dục học sinh.

Làm nghề dạy học ai cũng muốn học trò mình ngoan ngoãn đặc biệt là đối với những thầy cô chủ nhiệm thì cũng rất muốn lớp mình vừa chăm lại vừa ngoan nhưng nếu có học sinh chưa ngoan thì phải dùng biện pháp giáo dục thích hợp để “chữa” cho những học sinh đó trở thành học sinh ngoan. Tuy nhiên việc này cũng cần mất nhiều công sức và thời gian cùng với cái tâm của nghề vì đó là trách nhiệm của người lớn mà nhà trường là nơi chủ chốt trong việc giáo dục học sinh trở thành trò ngoan. Có thể nói giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình thống nhất và liên tục được diễn ra trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường. Cha mẹ luôn muốn con mình trở thành những đứa con ngoan. Đây cũng là mong mỏi của tất cả những thầy.

IV. Hiệu quả mang lại

Vào đầu năm học 2022-2023 qua khảo sát chất lượng đầu năm học thì tôi thấy lớp vẫn còn một số em chưa ngoan. Đây cũng là điều đáng lo ngại cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm như tôi. Qua thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh, nhìn chung phần lớn các em học sinh trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương tôn trọng con người, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè, mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người. Tham gia lớp học đầy đủ, vào lớp các em thuộc bài, làm bài đầy đủ, các em tích cực chủ động hăng say học tập, lớp học trở nên sinh động.

Đối chiếu kết quả khảo sát đầu năm học với kết quả xếp lọai cuối học kì I tôi thấy các em tiến bộ rất rõ, cụ thể như sau:

Kết quả xếp loại phẩm chất học sinh cuối học kì I năm học 2022-2023

V. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong năm học tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- GVCN phải hiểu được tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh gia đình của học sinh, để kịp thời uốn nắn giáo dục, giúp đỡ các em.

- GVCN phải yêu nghề mến trẻ, có sự kiên trì nhẫn nại trong công tác chủ nhiệm.

- Thường xuyên theo dõi các hoạt động của lớp, cũng như sự tiến bộ của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm để kịp thời khen thưởng, động viên, nhắc nhở.

- Thường xuyên tổ chức thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa các tổ trong lớp, có khen thưởng và phê bình góp ý những mặt còn hạn chế của học sinh.

- Giáo dục đạo đức các em thông qua các môn học trong nhà trường, nhất là môn đạo đức.

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục học sinh.

Có thể nói, việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan là một động lực thúc đẩy học tập của học sinh, nhưng cần phải có thời gian nhất định chứ không phải trong khoảnh khắc buộc các em phải tiến bộ và cũng không thể bắt buộc hay hăm dọa, mà người làm giáo viên nói chung giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần phải hiểu các em, để từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp nhằm giúp học sinh vượt khó, khắc phục khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng của lớp, của trường.

Bản thân là giáo viên cần phải: luôn đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn ở từng bài, phối hợp tốt các thao tác trong tiết học trên lớp, gây ấn tượng tốt đẹp trong suy nghĩ của các em để từ đó các em yêu thích, hứng thú học tập và nghiên cứu.

Người giáo viên thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong giảng dạy.

istar.doimoisangtao.vn