Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo bảo vệ động vật hoang dã

Conservation Metrics, một dự án thuộc chương trình Microsoft AI for Earth tại Santa Cruz, California đã sử dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) để theo dõi các động vật hoang dã, đồng thời đánh giá các hoạt động bảo tồn. Các thuật toán phức tạp từ dự án này được ứng dụng vào dự án Elephant Listening, thuộc phòng nghiên cứu của Đại học Cornell, giúp phân biệt tiếng kêu của loài voi rừng và các âm thanh hỗn tạp khác.

AI là chìa khóa để đánh bại các hoạt động mua bán động vật hoang dã trái phép trực tuyến.

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ âm thanh của loài voi để ước lượng số lượng voi trong bầy một cách chính xác và thường xuyên hơn, theo dõi các hoạt động, cung cấp an ninh tốt hơn và cơ chế nhận diện từng con vật, điều mà con người khó có thể thực hiện được chỉ với nghe và nhìn vào không gian.

Các chú voi rừng đang ở trước thềm tuyệt chủng vì nạn săn bắt voi bất hợp pháp. Số lượng voi hoang dã tại Châu Phi đã giảm đi 30% trong vòng 7 năm trở lại đây, theo báo cáo Great Elephant Census năm 2016 của Paul G. Allen.

AI là chìa khóa giải quyết vấn đề

Công nghệ AI cũng được dùng để phân tích dữ liệu hình ảnh, đưa ra những gợi ý về việc khu vực nào sẽ thích hợp để con người khai phá, mở rộng và định cư, khu vực nào nên giữ nguyên để đáp ứng nhu cầu cơ bản của các loài động vật khác. Đây là một trong những yếu tố mấu chốt nhưng lại thường bị bỏ qua. Đây là việc mà AI có thể làm tốt hơn và nhanh hơn con người– tìm kiếm một mẫu dữ liệu hiếm giữa hàng triệu dữ liệu thu thập được.

Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để các dữ liệu thu thập được phân tích một cách nhanh chóng và chính xác, và vào năm 2017, khi Conservation Metrics bắt đầu hợp tác với dự án Elephant Listening, việc phân tích dữ liệu chính xác đã được đẩy nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một vấn đề khác lại phát sinh, đó là khi khối lượng dữ liệu thu thập được từ các thiết bị cảm ứng âm thanh ngày một nhiều và chúng đòi hỏi một máy chủ khổng lồ.

Theo báo cáo Great Elephant Census năm 2016 của Paul G. Allen, số lượng voi hoang dã tại Châu Phi đã giảm đi 30% trong vòng 7 năm trở lại đây.

Những thông tin này được đăng tải vào Domain Awareness System (DAS), nền tảng phác họa và phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Nền tảng này tích hợp dữ liệu từ 15 nguồn khác nhau, bao gồm radio, thiết bị theo dõi động vật, camera, drone, v.v. Công cụ này được phát triển bởi Great Elephant Census của Paul G. Allen, một đối tác khác của chương trình AI for Earth. Hiện hệ thống này cùng toàn bộ dữ liệu đang có cũng đang được di chuyển lên đám mây Azure, nhằm giúp các nhà quản lý có được những báo cáo thời gian thực, từ đó đưa ra những phương án mang tính quyết định để ngăn chặn những hoạt động bất hợp pháp hoặc những mối đe dọa đến cuộc sống thiên nhiên.

Quản lý di chuyển của động vật hoang dã

Tại một số vùng, DAS cũng giúp ứng dụng theo dõi mang tên Save the Elephants gửi báo động khi một loài vật ngừng di chuyển hoặc di chuyển chậm một cách bất thường qua email hoặc tin nhắn. Ứng dụng này cũng đưa ra những cảnh báo khi những loài vật đó đang hướng đến khu vực sinh sống của con người và có thể có những hành động phá hoại cây trồng, từ đó giúp nông dân hoặc các nhà quản lý động vật đưa chúng trở về với khu vực sinh sống của mình.

Ứng dụng Save the Elephants có thể tự động gửi báo động qua email hoặc tin nhắn. khi một loài vật ngừng di chuyển, hoặc di chuyển chậm một cách bất thường. 

Ứng dụng Save the Elephants có thể tự động gửi báo động qua email hoặc tin nhắn. khi một loài vật ngừng di chuyển, hoặc di chuyển chậm một cách bất thường. 

Chương trình AI for Earth của Microsoft đã tài trợ chi phí để Conservation Metrics có thể xây dựng hệ thống phân tích và xử lý các chỉ số của thế giới hoang dã trên nền tảng đám mây Azure trong 2 năm. Chương trình cũng hỗ trợ nguồn lực Azure và chi phí xử lý dữ liệu cho dự án Elephant Listening. “Những dữ liệu âm thanh bình thường sẽ mất hàng tháng để phân tích và cho ra thông tin có nghĩa, giờ đây có thể thực hiện trong 1 ngày với nền tảng đám mây.” – Matthew McKown, CEO của Conservation Metrics cho biết.

Các nhà nghiên cứu sinh vật học cũng phối hợp với những nhà khoa học dữ liệu của Microsoft để ứng dụng máy học (machine learning ), đưa ra báo động khi phát hiện các hoạt động săn bắt trái phép, hay ngăn chặn sự xuất hiện của các mẫu quảng cáo trực tuyến về việc buôn bán động vật hoang dã và các chế phẩm từ các động vật quý hiếm.

Được biết, Microsoft cùng các công ty công nghệ khác đã cùng tham gia vào chương trình Liên Minh Toàn Cầu Chấm Dứt các Hoạt Động Buôn Bán Động Vật Hoang Dã Trực Tuyến của tổ chức World Wildlife Fund (WWF) và các đối tác. Trong tháng chín này, đội AI for Earth của Microsoft sẽ tổ chức một khóa đào tạo cho các công ty công nghệ và giáo dục để cải thiện hệ thống tự động phát hiện các hoạt động buôn bán bất hợp pháp trực tuyến, nhằm ngăn chặn khả năng những thông tin rao bán được nhìn thấy và giao dịch.

Hiện nay các hoạt động buôn bán các bộ phận và chế phẩm của động vật quý hiếm diễn ra khá mạnh mẽ trực tuyến. “Trước đây, các tội phạm thường hoạt động khá dễ dàng thông qua internet vì rủi ro khá thấp, Giavanna Grein, cán bộ phụ trách chương trình tội phạm săn bắt động vật hoang dã tại WWF cho biết. “ Nhưng hiện giờ, chúng tôi đang thực hiện ngăn chặn một cách nhất quán trên toàn bộ nền tảng – mỗi lần tội phạm lập một tài khoản mới và đăng tải thông tin buôn bán, thông tin đó sẽ được gỡ xuống ngay lập tức.

Liên Minh đã phối hợp với các bộ máy tìm kiếm như Bing, các trang web mua bán trực tuyến và các công ty mạng xã hội để áp dụng các chính sách đồng bộ về các giao dịch và sản phẩm sẽ bị cấm trên nền tảng của họ.

“AI là chìa khóa để đánh bại các hoạt động mua bán trái phép trực tuyến. Tuy không phải là giải pháp duy nhất, nhưng tự động hóa việc duyệt nội dung mua bán và giao dịch, sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra rào cản đáng để cho các tội phạm buôn bán động vật hoang dã.” – Grein cho biết thêm.

Thảo Hiền