Những người mang điện mặt trời đến vùng nông thôn

Tại đất nước Malawi còn nghèo khó ở miền Đông Nam châu Phi, chỉ 11% dân số có điện sinh hoạt. Ở vùng nông thôn, tỷ lệ trên càng thấp, khi chỉ đạt 4%. Nhằm thay đổi thực trạng ấy, một nhóm phụ nữ đang nỗ lực mang điện mặt trời đến các vùng xa xôi hẻo lánh tại nước này.

Đây là chị Edina Levitico, một thành viên trong nhóm phụ nữ được gọi là những “Solar Mamas” – tạm dịch là Những người mẹ mặt trời, nhờ nỗ lực mang ánh đèn quang năng đến vùng nông thôn Malawi.

Niềm vui của 1 người dân Malawi khi được sử dụng điện mặt trời.

Niềm vui của 1 người dân Malawi khi được sử dụng điện mặt trời.

Năm 2016, chị là một trong 8 phụ nữ Malawi đến Ấn Độ theo học khóa đào tạo ngắn hạn kỹ sư năng lượng mặt trời, tại trường đại học Barefoot trong 6 tháng. Kể từ khi về nước, chị Edina đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của ngôi làng quê hương Kainja.

Người dân nơi đây giờ chuyển từ sử dụng nến sang đèn điện năng lượng mặt trời. Hiện trong làng đã có khoảng 200 hộ dùng quang năng.

Chị Edina Levitico, 1 trong 8 người được sang Ấn Độ để học về năng lượng mặt trời, tâm sự với AP: “Chúng tôi được đào tạo về năng lượng mặt trời ở Ấn Độ. Hiện nay, ai trong làng muốn sử dụng điện mặt trời, có thể nhờ tôi lắp đặt”.

Edina kể khi còn nhỏ, bà phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm nay dù 58 tuổi, bà vẫn tham gia khóa đào tạo, sử dụng các kỹ năng của mình để điện khí hóa 3 phòng học tại trường tiểu học địa phương ở Kalolo.

Edina kể khi còn nhỏ, bà phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm nay dù 58 tuổi, bà vẫn tham gia khóa đào tạo, sử dụng các kỹ năng của mình để điện khí hóa 3 phòng học tại trường tiểu học địa phương ở Kalolo.

Điện mặt trời đã tạo điều kiện cho con của chị Edina, cũng như nhiều trẻ em khác ở vùng nông thôn Malawi, học tập tốt hơn khi đêm xuống.

Nó cải thiện trực tiếp cuộc sống của tôi. Chẳng hạn, con trai tôi có thể đọc sách vào ban đêm. Trước khi có đèn năng lượng mặt trời, tôi có nguy cơ bị rắn cắn khi đi ra ngoài vào ban đêm. Giờ thì không lo nữa, vì tôi dùng điện mặt trời để thắp sáng nhà của mình” – Chị Edina cho biết thêm.

Đối với người dân nông thôn, ánh sáng đèn điện mặt trời cũng giúp họ kiếm thêm thu nhập.

Chẳng hạn như chị Jenipher Alfred. Chị thuê 1 tấm pin năng lượng mặt trời nhỏ, và 1 chiếc đèn lồng năng lượng mặt trời.

Ban ngày, chị chăm sóc cây trồng, tối đến thì may vá dưới ánh đèn. Công việc làm thêm này, giúp chị cải thiện đời sống cho gia đình,

Chị Jenipher Alfred vui vẻ trò chuyện về tình hình kinh tế hiện tại của mình: “Điện mặt trời đã giúp tôi rất nhiều. Khi làm thêm công việc may vá, tôi có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, chẳng hạn như xà phòng, thức ăn… Là phụ nữ, tôi cũng có nghĩa vụ hỗ trợ gia đình. Trước đây thì tôi không làm được, giờ thì tôi đã kiếm đủ tiền để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho lũ trẻ và mua thức ăn”.

Đối với Elinati Patison, một thợ may 48 tuổi sống ở Chatsala, vùng nông thôn Lilongwe, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại nhà, đã giúp bà tăng gấp đôi thu nhập.

Đối với Elinati Patison, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại nhà đã giúp bà tăng gấp đôi thu nhập.

Đối với Elinati Patison, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại nhà đã giúp bà tăng gấp đôi thu nhập.

Ánh sáng từ ngọn đèn đã giúp bà kiểm soát tốt hơn thời gian của mình, bằng cách bà có thể làm việc sau khi mặt trời lặn và tập trung chăm sóc gia đình vào buổi chiều.

“Trước đây tôi phải rất khó khăn để kiểm soát thời gian. Tôi phải làm nông nghiệp và nấu ăn cho gia đình, vì thế thời gian cho việc buôn bán của tôi bị hạn chế” – bà Elinati Patison chia sẻ với phóng viên AP.

Con gái của bà Patison, giờ cũng làm thợ may vào các buổi tối. Ngôi nhà của họ là một trong số 100 ngôi làng ở vùng nông thôn Lilongwe đã lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, thuộc dự án điện khí hóa nông thôn “Solar Mamas”.

Con gái của bà Patison, giờ cũng làm thợ may vào các buổi tối.

Con gái của bà Patison, giờ cũng làm thợ may vào các buổi tối.

Chị Edina Levitico và các “Solar Mamas” được đào tạo trong dự án hợp tác giữa trường đại học Barefoot của Ấn Độ và 1 tổ chức từ thiện quốc tế.

Những người phụ nữ được đào tạo thành kỹ sư năng lượng mặt trời hiện đang được cộng đồng nhìn nhận khác nhau. Việc trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời đã thay đổi triển vọng và cộng đồng của họ.

Những người phụ nữ được đào tạo thành kỹ sư năng lượng mặt trời hiện đang được cộng đồng nhìn nhận khác nhau. Việc trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời đã thay đổi triển vọng và cộng đồng của họ.

Chính phủ Malawi đánh giá cao dự án này, và kỳ vọng, “Những người mẹ mặt trời” như chị Edina Levitico sẽ tiếp tục góp phần cùng nhà chức trách điện khí hóa, thúc đẩy nỗ lực giảm nghèo tại các vùng nông thôn nơi đây.

Thương Huyền (Theo AP)