Một ngôi làng nhỏ dùng nghệ thuật đường phố để ngăn lại việc tha hương

Cứ bảy người dân thì có một người rời làng đi nơi khác sống, vì thế người ta ước tính hiện nay khoảng 1/3 số làng ở Ý đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm dân số.

Civitacampomarano là một trong số những ngôi làng như vậy. Tuy nhiên, ngôi làng này đã dùng nghệ thuật đẩy lui được cơn sóng triều dân số suy giảm, mặc dù ban đầu, họ đến với nghệ thuật chỉ là việc hết sức tình cờ.

Cụ bà Zia Rosaria 91 tuổi tiếp tục sống trong ngôi làng ‘bị bỏ rơi’ Civitacampomarano

Cụ bà Zia Rosaria 91 tuổi tiếp tục sống trong ngôi làng ‘bị bỏ rơi’ Civitacampomarano

Năm 2014, Ylenia Carelli, chủ tịch tổ chức văn hóa của Civitacampomarano xem buổi phỏng vấn nghệ sĩ đường phố Ý Alice Pasquini qua TV. Bà rất thích những tác phẩm của nghệ sĩ này nên đã viết thư mời cô đến vẽ trang trí cho ngôi làng.

Cứ ngỡ đó là việc không khả thi bởi ngôi làng quá nhỏ bé và ít dân, nhưng không ngờ Pasquini đã đồng ý đến. Không những thế cô còn cho biết ngôi làng này cũng chính là quê hương người ông nội đã 100 tuổi của cô nữa!

Làng Civitacampomarano ở vùng Molise nước Ý có 400 công dân trên giấy tờ, nhưng thực tế số người sống ở làng còn ít hơn.

Zio Nicola – một dân làng – trao đổi với giám đốc nghệ thuật Alice Pasquini, người có ông nội là bác sĩ của làng trong nhiều năm.

Và từ sự trùng hợp này, dự án Lễ hội đường phố CVTà (CVTà Street Fest ) ra đời. Hiện dự án đã bước sang năm thứ 2 dưới sự hướng dẫn của Pasquini, mục đích là dùng nghệ thuật để thu hút sự chú ý tới ngôi làng nhỏ bé vùng Molise của nước Ý này.

Nơi đây tổ chức lễ hội nghệ thuật đường phố giúp chống lại suy giảm dân số. Dân số của làng là 400 người, số dân thực tế sinh sống toàn thời gian ở làng thậm chí còn ít hơn. Tuy nhiên, lễ hội năm nay đã có hơn 3.500 người tham dự.

Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, có năm nghệ sĩ từ bốn nước đã đến ghi dấu ấn nghệ thuật tại làng. Khi ra đi, họ để lại các tác phẩm hiện hữu.

Nhưng khi ra đi, họ cũng cảm nhận trái tim và tinh thần của một lớp người dân gắn bó sâu sắc với cội nguồn. Ngôi làng với tất cả các trường học đã đóng cửa và chỉ còn một vài trẻ nhỏ, hầu hết các công dân đều đã lớn tuổi nhưng đã luôn mở rộng vòng tay đón chào các nghệ sĩ đường phố.

Tháng 4 năm nay, nghệ sĩ người Ý Gola Hundun đã đến và vẽ những bức tranh tường khơi gợi bối cảnh nông thôn, lấy cảm hứng từ khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Vào tháng 5, nghệ sĩ người Brazin Alex Senna thực hiện một số tác phẩm lấy cảm hứng từ những phụ nữ địa phương ông gặp đang xách đồ qua những ngọn đồi quanh làng.

Một trong hai bức tường được vẽ bởi Gola Hundun trên nền đất đá, lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh làng.

Một trong hai bức tường được vẽ bởi Gola Hundun trên nền đất đá, lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh làng.

Trở lại Civitacamporano sau khi tham gia dự án vào năm ngoái, nghệ sĩ người Ý UNO tạo ra mô phỏng nghệ thuật gấp giấy trên một cánh cửa cũ.

Trở lại Civitacamporano sau khi tham gia dự án vào năm ngoái, nghệ sĩ người Ý UNO tạo ra mô phỏng nghệ thuật gấp giấy trên một cánh cửa cũ.

Còn nghệ sĩ người Achentina Francisco Bosoletti phát triển một phần dự án mới với những bức vẽ ngược trên tường, và chỉ bằng cách chụp ảnh lại sau đó thêm vài thao tác lọc hình ảnh bạn mới xem được những bức tranh hoàn thiện cuối cùng.

‘Kiên cường’ là tác phẩm của nghệ sĩ Francisco Bosoletti tôn vinh sức mạnh của những người còn ở lại làng. Nghệ sĩ này đang thực hiện dự án nghệ thuật với các hình ảnh khẳng định và phủ định.

‘Kiên cường’ là tác phẩm của nghệ sĩ Francisco Bosoletti tôn vinh sức mạnh của những người còn ở lại làng. Nghệ sĩ này đang thực hiện dự án nghệ thuật với các hình ảnh khẳng định và phủ định.

Tác phẩm ‘Kiên cường’ ở chiều phủ định

Tác phẩm ‘Kiên cường’ ở chiều phủ định

Lễ hội kết thúc bằng hoạt động 4 ngày vào cuối tháng 6 với nhiều hoạt động nghệ thuật. Một DJ kiêm nghệ sĩ nhảy breakdance nổi tiếng đã đến dạy phối khí và dạy chuyển động cơ thể cho trẻ em địa phương. Nespoon, một nghệ sĩ chuyên về các tác phẩm ren, được mời đến nhà một người làm ren ở địa phương.

CVTà-Street-Fest-Photo-Alessia-di-Risio-2.jpg

Mary, một trong số rất ít trẻ em sống ở làng, học phối khí trong dịp lễ hội.

Thật tình cờ, mẫu ren được sản xuất trong làng lại trùng hợp với mẫu ren nghệ sĩ này đã vẽ trên tường nhà của một thợ may trước đó. Những trải nghiệm cá nhân này đã tạo nên nhiều dấu ấn khó quên cho cả người nghệ sĩ và người dân Civitcampomarano.  

 
cvta-street-fest-italy-6.jpg

Signora Crisis giới thiệu tác phẩm ren nghệ thuật. Loại ren sản xuất trong làng đã tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm hoàn thiện của nữ nghệ sĩ người Ba Lan này.

Tác phẩm nghệ thuật của Alice Pasquin.

Tác phẩm nghệ thuật của Alice Pasquin.

Một trong những cánh cửa cũ ở những khu vực đã bị bỏ trống được Alice Pasquini trang trí ở làng Civitacampomarano.

Một trong những cánh cửa cũ ở những khu vực đã bị bỏ trống được Alice Pasquini trang trí ở làng Civitacampomarano.

Ngoài các tác phẩm 2D của các nghệ sĩ này, Maria Pia Picozza, một nghệ sĩ điêu khắc dây đầy phong cách đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật sắp đặt về các loài chim. Những con chim bay từ trong nhà ra ngoài trời rộng lớn, như một lời nhắc nhở mỗi người đừng quên cội nguồn nơi mình đã sinh ra.  

 
9-MariaPiaPicozza-CvtàStreetFest-PhotoAlessiaDiRisio-MG-6543.jpg

Bên cạnh các bức tranh tường, lễ hội nghệ thuật đường phố cũng bao gồm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, chẳng hạn như nghệ thuật dây của Maria Pia Picozza.

Với hơn 3.500 người đến làng trong suốt 4 ngày và nhiều hoạt động thương mại mới như các cửa hàng thịt, cửa hàng kem mở ra, luồng gió thay đổi đã đến với Civitacampomarano. Nhờ chiếc khung nghệ thuật, cuộc sống mới đã nằm trong tay người dân Civitacampomarano, họ dần quen với việc thấy những khuôn mặt du khách đi trong làng, lang thang trên những con phố bỏ hoang để xem tranh nghệ thuật và cảm nhận tinh thần của vùng quê ảo diệu này.

11-MariaPiaPicozza-CvtàStreetFest-PhotoAlessiaDiRisio-MG-6904.jpg

"Lễ hội đường phố CVTà sinh ra từ ý tưởng không bao giờ từ bỏ, không lãng quên những vùng đất đã từng một thời chứa đầy sức sống và đầy dữ kiện lịch sử của nước Ý", Pasquini chia sẻ "Nghệ thuật đường phố như một cái cớ giúp chúng tôi cộng hưởng nhiều hơn với thế hệ trẻ và hy vọng phần nước Ý bị lãng quên này có thể được tái khám phá".

Phụ nữ trong làng nấu các món ăn truyền thống trong một sự kiện ẩm thực đường phố vào tháng 6.

Phụ nữ trong làng nấu các món ăn truyền thống trong một sự kiện ẩm thực đường phố vào tháng 6.

Tượng thánh Giuse do nghệ sĩ người Brazin Alex Senna chế tạo.

Tượng thánh Giuse do nghệ sĩ người Brazin Alex Senna chế tạo.

Đây cũng có thể là một hình mẫu phát triển hết sức hữu ích cho các làng quê của Việt nam – nơi mà tình trạng suy giảm hóa dân số còn trầm trọng hơn. Người ta đã nhắc rất nhiều đến những ngôi làng ở Việt Nam nơi thời gian ngừng trôi, nơi những cánh đồng xác xơ hoang vắng, nơi dừng phát triển, nơi chỉ còn lại trẻ em và người già. Lớp người trong độ tuổi lao động và người trẻ đã đi muôn phương làm ăn bởi những cánh đồng quê không giúp nuôi nổi gia đình họ.

Công cuộc di cư dường như là tất yếu đối với nhiều người dân vùng quê. Dù hoang hóa nông thôn, quá tải đô thị sẽ để lại nhiều hệ lụy, nhưng khi chính quyền chưa tìm được những lời giải khả thi, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn bởi mưu sinh là nhu cầu chính đáng của mỗi người.

Vậy có nên chăng chính quyền các địa phương học tập những hình mẫu như ngôi làng này để đem lại công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là thu hút khách du lịch cũng là để tạo thêm nguồn thu nhập giữ dân lại với làng?

Có thể xây dựng những ngôi làng nghệ thuật, làng nghề truyền thống, hay đơn giản hơn, những ngôi làng chuyên canh cây trái, rau dưa… Khi nghề nông không đem lại đủ thu nhập, việc kết hợp với du lịch có thể tạo hiệu quả bất ngờ.

Nhất là trong điều kiện môi trường sống ở thành phố lớn quá bức bối, ý tưởng phát triển những ngôi làng trong lành để người dân các vùng đến nghỉ dưỡng và giao lưu văn hóa, mua các sản phẩm ẩm thực truyền thống của làng vào cuối tuần… rõ ràng là một hướng đi hợp lý.

3_wyuv.jpg

Chỉ còn câu hỏi cuối cùng, làm thế nào để thực hiện thành công? Đó là bài toán khó của chính quyền địa phương và những người gắn bó với làng, tuy nhiên nếu có kế hoạch triển khai bài bản, nếu nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm, chắc chắn thành công sẽ gõ cửa và những ngày con đường làng sẽ nhộn nhịp rộn ràng trở lại một ngày không xa.