10 nhà sáng chế không thể làm giàu bằng ý tưởng của chính mình (phần 2)

Thị trường khắc nghiệt đã nhiều lần chứng minh chỉ ý tưởng là không đủ, nhiều nhà sáng chế đã có những ý tưởng thiên tài nhưng lại thất bại trong việc biến thành sản phẩm và mang lại tiền bạc cho bản thân.

6. Nick Holonyak, Jr

453499-nick-holonyak-jr.jpg

Những chiếc đèn LED nhiều màu sắc chúng ta sử dụng ngày nay là ý tưởng sáng tạo của Nick Holoyak, Jr, một kĩ sư của General Electric. Anh cùng đồng nghiệp đưa ra ý tưởng sử dụng đi-ốt để tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng hợp chất gali axenit (gallium arsenide) và gali photphai (gallium phosphide).

Năm 1963, Holonyak có cuộc trò chuyện với tạp chí Reader’s Digest về dự định một ngày nào đó sẽ thay thế bóng đèn sợ đốt bằng bóng đèn phát quang. Và điều đó đã trở thành hiện thực, nhưng Holonoyak vẫn không ngừng nỗ lực phát triển ý tưởng của mình, làm những bóng đèn trở nên đa dạng sắc màu. Mặc dù không nhận được tiền bản quyền sáng chế cho mỗi bóng đèn LED, nhưng sáng kiến của anh đã nhanh chóng được lan tỏa rộng rãi.

7. Laszlo Biro

453498-laszlo-biro.jpg

Công bằng mà nói, mặc dù đã bán bằng sáng chế và hối lộ 2 triệu đô la cho tập đoàn Bic nhưng ý tưởng về chiếc bút bi của Laszlo Biro vẫn đáng được ghi nhận.

Sáng kiến này bắt nguồn từ những khó khăn khi viết bằng bút máy vì phải mất một lúc lâu mực mới có thể khô lại. Để giải quyết những bất tiện ấy, anh đã sáng tạo ra một chiếc bút được thiết kế với đầu bi nhỏ, chuyển động lăn để dẫn mực, tạo ra các nét chữ thanh mảnh và nhanh khô. Chiếc bút bi đầu tiên được ra mắt năm 1938.  

Tuy nhiên may mắn đã không mỉm cười với anh khi công ty của anh gặp phải khủng hoảng về tài chính, buộc phải bán lại bằng sáng chế cho một công ty của Ý có tên Marcel Bich và chế tạo thông minh này đã giúp Marcel Bich thu về hàng tỉ đô la.

8. Shane Chen

Cơ hội chỉ đến với ta một lần, ‘cờ’ đến tay không ‘phất’ thì cơ hội sẽ không đến lần thứ hai. Người sáng chế ra ván trượt “hover board”, một động cơ hai bánh rất phổ biến những năm gần đây cũng không thể tận dụng cơ hội của mình để làm giàu.

Mặc dù Shane Chen đã nhận bằng sáng chế năm 2011 và mở công ty riêng mang tên Hovertrax để bán loại phương tiện mới này, nhưng vấn đề nằm ở chỗ các công ty Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt mô hình tương tự với chất liệu kém và được bán lẻ rộng rãi khiến công ty anh không kịp trở tay.

Mặc dù thất bại với ý tưởng “hover board” nhưng Chen luôn sáng tạo không ngừng nghỉ và “bật” ra được nhiều ý tưởng độc đáo, mà theo anh, có thể trở thành những cơn sốt sau “hover board”.

9. Douglas Engelbart

453492-douglas-engelbart.jpg

Năm 1961, Doug Engelbart nảy ra ý tưởng về một thiết bị ngoại vi có khả năng giúp người sử dụng máy tính có thể xác định tọa độ và di chuyển đến vị trí mong muốn trên màn hình, còn được gọi là chuột máy tính. Nó sử dụng hai bánh xe gắn dưới đáy của một khối gỗ nhỏ để dễ dàng thao tác trên màn hình.  

Thay vì Douglas Engelbart, chiếc bằng sáng chế lại được trao cho người chủ của ông năm 1970. Không lâu sau đó, một nhà khoa học của Xerox đã thay thế bánh xe trong ý tưởng của Douglas thành một viên bi nhỏ, và nhận bằng sáng chế độc quyền riêng biệt.

Nếu chỉ có ý tưởng thì chưa đủ, điều quan trọng là phải hiện thực hóa ý tưởng và cải tiến nó hiệu quả hơn.

10. Jonas Salk

453495-jonas-salk.jpg

Khi Salk đưa ra loại vắc-xin chống bại liệt năm 1955, phóng viên Edward R. Murrow đã hỏi ông ai là người tạo ra loại vắc-xin này, ông trả lời rằng “Con người”. Nhiều người cho rằng, ông từ chối nhận được cấp bằng bởi điều duy nhất ông mong muốn là đẩy lùi được căn bệnh toàn cầu – bệnh bại liệt.

Dù là vì lí do gì đi chăng nữa nhưng một căn bệnh hiểm nghèo đã được đẩy lùi chính là nhân chứng cho việc “Một sáng kiến có thể thay đổi cả thế giời nhưng không thể thay đổi cuộc đời người tạo ra nó.”

Thu Hà (Theo Pcmag)